Mọi người giúp với , cảm ơn nhiều !
Câu 1: Hiện tượng suy giảm tầng ozôn, lỗ thủng tầng ozôn. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tầng ozôn
Câu 2: Vai trò của tầng ozôn đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái Đất
Câu 3: Quan sát biểu đồ nhiệt ( Trang 39 / SGK VNEN 7 ) , kết hợp với kiến thức đã học hãy nhận xét bvề chế độ nhiệt ở hai địa điểm
Câu 4: dựa vào " lược đồ tự nhiên châu Nam Cực ", hãy nhận xét các khu vực đóng băng, không đóng băng của Nam Cực
Câu 2 :
Vai trò của tầng ozon:Tuy mỏng manh nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên TĐ . Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi TĐ có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
Câu 1: Trả lời:
Nguyên nhân: Do sự thiếu ý thức của con người đã làm nhiều việc suy thoái môi trường. Con người vừa thải khí độc, xả rác bừa bãi,....:
+ Tủ lạnh làm thủng tầng ozôn.
+ Chất thải công nghiệp làm thủng tầng ôzôn.
Hậu quả: Thủng tầng Ozôn làm giảm chất lượng không khí Suy giảm tầng Ozôn làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển.
Câu 1:
Những tác hại của việc thủng tầng ozon: Thủng tầng ozon sẽ làm suy giảm sức khỏe của cơ thể người và động vật. Nó phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người cũng như động vật, điều đó đồng nghĩa với việc con người và động vật sẽ dễ mắc bệnh hơn Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng ozon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm khả năng sinh sản của chúng. Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ozon suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, làm tăng phản ứng hóa học từ đó sẽ dẫn đến ô nhiễm khí quyển. Gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng Tác động tới vật liệu: Bức xa của tia tử ngoại sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm mất độ bền chắc. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.Câu 2:
Ozon trong khí quyển được tạo thành khi các tia cực tím chạm phải các phân tử oxy. Oxy nguyên tử sẽ kết hợp với một phân tử oxy để tạo ozon. đối lưu nằm bên dưới một tầng nữa là tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu này tồn tại một lớp giàu khí ozon thông thường gọi là tầng ozon. Hàm lượng ozon trong không khí rất thấp, chỉ khi lên đến độ cao 25-30 km thì khí ozon mới đậm đặc. Tầng khí quyển ở độ cao này được chúng ta gọi là tầng ozon.
Chính vì được tạo thành từ các hạt tia cực tím nên khi mà tầng ozon bị thủng thì sẽ gây ra hiện tượng một lượng lớn tia cực tím sẽ chiếu xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ bị mắc nhiều chứng bệnh như ung thư da, thực vật thì sẽ bị mất dần đi khả năng miễn dịch, các sinh vật ở dưới biển cũng sẽ bị tổn thương và chết dần. Bởi vì vậy mà các nước trên thế giới đều đang rất lo sợ khi xảy ra hiện tượng thủng tầng ozon.
Vai trò của tầng ozon:Tuy mỏng manh nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất. Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
Câu 1:
Nguyên nhân chính gây thủng tầng ozon: Nguyên nhân đầu tiên là liên quan đến việc sản xuất tủ lạnh trên thế giới. Dung dịch freon có trong hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có thể bay hơi thành thể khí, chất này bay thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này và giảm nồng độ khí ozon. Đến giữa thập kỷ 90 thì xuất hiện một nguyên nhân nữa chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là NO, CO2,… Những loại khí thải này bền bỉ, dai dẳng bay vào bầu khí quyển và tiếp tục làm công việc phá hoại tầng ozon. Hiện nay khi nền công nghiệp ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của những khí này đến bầu khí quyển ngày càng nặng nề hơn. Việc xả khói bụi và các chất hóa học từ những phương tiện giao thông hay những khu công nghiệp hóa chất vào không khí cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tầng ozon.1.Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sông trên Trái Đất: Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá huỷ diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20 m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.
1. nguyên nhân :
Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đồng thời, khí thải CFC đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra.