Mọi người chép bài văn này ra vở kẻ ngang hộ tớ với ạ!!!Sau đó chụp lại gửi lên hộ tớ!!!tớ sẽ chọn ra 3 nick cập nhật sớm nhất nhé,sau đó dùng 3 nick follow!!!
bài văn như sau:
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thử có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay ?
Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm tòi ra những kiến thức mới hoặc bổ sung thêm kiến thức mới vào tri thức của ta. Vậy tự học là như thế nào? Trước hết, ta phải hiểu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô trong những bài giảng hoặc từ trong sách vở. Vậy chúng ta biết tự học là tự suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức như, tự mình mày mò tìm hiểu hoặc có sự hướng dẫn của thầy cô,… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học sinh vẫn là quan trọng nhất.
Chúng ta cần phải tự học mới có thể thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức mà ta đã học vào cuộc sống một cách hữu ích hơn. Không những thế, việc tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại và không phụ thuộc vào người khác. Từ đó, biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự mình hoàn thiện bản thân.
Tự học tuy là một công việc rất dễ, nhưng nó đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng cho việc tự học là niềm vui, sự hạnh phúc khi ta có được thêm kiến thức. Chúng ta biết có rất nhiều người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ Bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học mà Bác biết nhiều tiếng ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc và tự do, độc lập.
Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học như nhũng người khác nhưng với tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa như: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền,… Nhờ tự học mà những tấm gương trên đã trờ thành bậc hiền tài, làm rạng danh gia đình và quê hương đất nước.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên bản thân mồi người chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó, bản thân mỗi người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Nói tóm lại, càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, ta càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để giúp bản thân hoàn thiện, để biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ vậy mà Lê-nin đã đặt ra một phương châm “Học, học nữa, học mãi”.
Hi các cậu tớ tên là Cherry,chủ nhân của nick này tên là Sherry.Do bạn ấy phải cùng với bố mẹ sang bên Mĩ để học nên tớ tạm thời quản nick này .10 năm sau chủ nhân của nick này sẽ về.Sherry tớ nhớ cậu lắm lun đó.(Do bạn ấy là người Mĩ chính hãng nên có tên là Sherry,còn tớ là con lai giữa Mĩ và Việt nên có tên là Cherry.Nick tôi hận cậu Trương Văn Bảo là tố tâm quan nick hộ bạn ấy nha các cậu)
a,Sau khi học xong văn bản " Bức Tranh Của Em Gái Tôi ",viết 1 đoạn văn tự 10-15 câu miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo hình dung của em.
b,Tả lại Dế Mèn ( 10-15 câu ) theo hình dung của em.
Cậu nào rảnh thì nghĩ hộ tớ với ạ:(( Cô bảo không được chép mạng mà tham khảo thì tớ không ưng lắm ạ.Xong thì tớ tick ạ! Tớ cảm ơn nhiều nhiềuuu
Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÁ CHÉP VÀ CON CUA
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang
nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi:
- Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
- Tớ đang lột xác bạn ạ.
- Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
- Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù
rất đau đớn cá chép con ạ.
- À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
Câu 5: Theo em, sau khi nghe cua nói: “Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác
thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.”, cá chép
con đã hiểu được điều gì?
một buổi sáng đến trường sớm để làm trực nhật bỗng em thấy một cây bàng bị bẻ gãy cành, rụng lá. điều gì đã xảy ra ?em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy. viết hộ mình bài văn này nha ( ko chép mạng ) . bài văn mang tính giáo dục ! ai nhanh mình tích cho :)))
Văn bản 1: MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go)
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình
minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
Con hỏi : "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?".
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được
nhấc bổng lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo – "Làm sao có thể rời mẹ mà đến
được ?".
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này
nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
Con hỏi : "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?".
Họ nói : "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn
sóng nâng đi".
Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ
mà đi được ?".
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện gì? Trong câu chuyện ấy có
những nhân vật nào?Câu 2. Những câu thơ: “Nhưng làm thế nào mình lên được đó”, “Nhưng làm thế
nào mình ra ngoài đó được” giúp ta hiểu điều gì đang ngự trị trong tâm hồn bạn
nhỏ?
Câu 3. Bạn nhỏ từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng như
thế nào? Cách từ chối ấy có gì đặc biệt?
Câu 4. Bạn nhỏ đã tạo ra những trò chơi nào? Vì sao bạn nhỏ lại nói những trò chơi
do mình sáng tạo ra thú vị hơn? Chỉ ra yếu tố miêu tả có trong trò chơi của em bé?
Tác dụng của các yếu tố miêu tả đó.
Câu 5. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ với mẹ như thế nào?
Câu 6. : Dựa vào bài thơ trên, em hãy viết thành 1 bài văn kể chuyện bằng lời của
bạn nhỏ
kể lại câu chuyện thánh gióng bằng lời văn của em
nghiêm cấm chép manjgai chép mạng tớ sẽ báo cáo sai phạm nhé
ai tự lam tớ tick
Hãy viết một bài văn về truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời kể của nhân vật "mẹ " Tớ đang cần gấp, mai tớ thi rồi aa tớ cảm ơn Không chép mạng ạ