Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3 trong đó r chiếm 40% về khối lượng a, xác định công thức phân tử và tên gọi của oxit b, hấp thụ hết 9,6 gam oxit trên vào 90,4 g nước tính nồng độ C% của dung dịch thu được
Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có dạng RH3. Thành phần % khối lượng của nguyên tố R trong oxit cao nhất là 25,926% a. Xác định tên nguyên tố và viết công thức oxit cao nhất. b. Hoà tan hết 3,24 gam oxit cao nhất của R vào H2O để được 150 ml dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch A. c. Lấy 100 ml dung dịch A cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 20%. Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 sử dụng.
Chất X là oxit cao nhất của kim loại kiềm R. Trong phân tử X, nguyên tố R chiếm
74,194% theo khối lượng. Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam X trong 184,5 gam nước thu được dung dịch
Y. Nồng độ phần trăm của dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,0%. B. 10,1%. C. 5,4%. D. 10,8%.
. X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6. a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y. b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Hòa tan hoàn toàn 6,85 g một kim loại kiềm thổ R bằng 50 ml dung dịch HCl 2 M. Xác định tên kim loại trên.
Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam kim loại A hóa trị 3 bằng lượng vừa đủ 200ml dùng dịch HCl thứ được 7,437 lít khí H2 ở đkc. a) Xác định tên A và nồng độ mol/l dung dịch HCl đã dùng b) Trộn 5,4 gam A với 2,32 gam Fe3O4 rồi cho toàn bộ chúng tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 thứ được 3 muối và 2 khí NO2 và N2 với tỉ lệ thể tích là 2:3. Cho toàn bộ lượng khí này vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng các muối thu được sau phản ứng
. Nguyên tố R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns1. Trong công thức oxit cao nhất của R có 74,19% khối lượng R.
a. Xác định tên kim loại R.
b. Tính giá trị của V trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Cho 4,6 g kim loại R tác dụng hoàn toàn với H2O thu được V lit khí (đktc).
Trường hợp 2: Cho 4,6 g kim loại R tác dụng vừa đủ với V lit dung dịch HCl 1M.
c. Viết phương trình phản ứng có ghi sự di chuyển e để tạo hợp chất oxit cao nhất của R.
Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào 200 ml dung dịch HCl 2,5M. Để trung hòa lượng axit dư sau phản ứng phải dùng 80gam dung dịch NaOH 10%
a) Xác định kim loại R
b) Trộn 2,1 gam MgCO3 và 8,4 gam R trên rồi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được V lít hỗn hợp 2 khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 31. Xác định V
Cho 14,4 gam kim loại R phản ứng vừa đủ với 146 gam dung dịch HCL trong dung dịch X và 13,4 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. a) Xác định tên kim loại R. B) Tính nồng độ % của dung dịch X.