. X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6. a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y. b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Dựa vào bảng tuần hoàn ta tìm được X là Al và Y là Fe.
Gọi số mol các chất trong hỗn hợp: Al = a( mol); Fe = b (mol).
Ta có: 27a + 56b = 8,3 (1)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)
a 3a 1,5a
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (3)
b 2b b
Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam nên: 8,3 - mH2 = 7,8.
Vậy: mH2 = 0,5 gam → nH2 = 0,25 mol → 1,5a + b = 0,25 (4)
Từ (1) và (4) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol.
mAl = 27.0,1 = 2,7 (gam)
mFe = 56.0,1 = 5,6 (gam);
VHCl = (3a + 2b) : 0,5 = 1 (lit).