“Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút và hai việc. Việc thứ nhất : Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến ; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được,để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai : Lão già yếu lắm rồi,không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc,muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...”
Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 đến 12 câu làm rõ những nét đẹp đáng quý của lão Hạc. Trong đoạn sử dụng một trạng ngữ và một câu rút gọn ( gạch chân và chỉ rõ)
Tham khảo nha em:
Dù nghèo khổ nhưng vì lòng tự trọng nên lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao. Vì sao lão lại phải làm vậy? Lão là một người tốt. Qua đoạn văn có thể thấy lòng tự trọng của lão Hạc vô cùng đáng quý.
Câu rút gọn + Trạng ngữ: In đậm