.
Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
Trò chơi Du lịch trên sông. Chọn các tên sông trong ngoặc đơn để giải các câu đố sau:
a) Sông gì đỏ nặng phù sa?
b) Sông gì lại hóa được ra chín rồng?
c) Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
d) Sông tên xanh biếc sông chi?
e) Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
g) Sông gì chẳng thể nổi lên
Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?
h) Hai dòng sông trước sông sau
Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?
i) Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?
(sông Cửu Long, sông Lam, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sông Bạch Đằng, sông Cầu)
NHỮNG CÁNH BUỒM
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Theo BĂNG SƠN.
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:
Câu 1: Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? ( 0.5 đ)
a) Bãi cát non nổi lên.
b ) Nước sông đầy ắp.
c) Những con lũ dâng đầy.
d) Dòng sông đỏ lựng phù sa.
Câu 2: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? ( 0.5 đ)
a) Màu nắng của những ngày đẹp trời.
b) Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
c) Màu áo của những người thân trong gia đình.
d) Màu áo của những người lao động.
Câu 3: Cách so sánh trên( nêu ở câu 2) có gì hay? ( 0.5 đ)
a) Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm.
b) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.
c) Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
d) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm
Câu 4: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? ) ( 0.5 đ)
a) Những cánh buồm đi như rong chơi.
b) Những cánh buồm cần cù lao động.
c) Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.
d) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.
Câu 5. Tìm và viết đúng chính tả: (2đ)
a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)
……………………………………………………………………………………….
- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)
………………………………………………………………………………………
b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)
………………………………………………………………………………………
- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)
……………………………………………………………………………………….
Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp( 1đ)
Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.
(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)
Câu 7. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau( 1đ)
a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy
b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh
c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:( 1đ)
a.Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió.
………………………………………………………………………………….
b.Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
……………………………………………………………………………………
c.Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên.
……………………………………………………………………………………
d.Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy.
…………………………………………………………………………………….
Câu 9: Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng:
Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước.
Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên..............................................Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba ............................................, sẽ ước gì?
Em.............................................trả lời những điều ước của mình.
Câu 10: Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………….
Sông gì tên gọi là đồng , bạn ơi
Là sông gì?
Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu dưới đây là gì?
Họ đặt tên hang là Sơn Đoòng - "hang của núi và sông".
Trong bài văn có những kiểu câu kể nào?
Ai là gì?; Ai thế nào?
Ai làm gì?; Ai thế nào?
Ai thế nào?
SÔNG TRÀ YÊU DẤU
Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà - quê hương yêu dấu của tôi. Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây xanh mát soi bóng xuống dòng sông.
Buổi sáng khi những tia nắng sớm chiếu xuống dòng sông, tôi thấy nó ấm áp, hiền hòa làm sao. Khi những chiếc thuyền rời bến đi đánh lưới hay chở khách đi, những làn sóng đập nhẹ vào mạn thuyền như bàn tay người mẹ vỗ về con trước lúc đi xa.
Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn sót lại rọi lên mặt sông tạo nên một bức tranh lung linh tuyệt đẹp. Lúc này, trên dòng sông vẫn còn lại vài chiếc thuyền cập bến sau một ngày đi đánh lưới mệt mỏi. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh cắt ngang đầu ngọn tre, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt sông gợn sóng lung linh, phủ đầy một màu vàng óng ánh. Vào mùa xuân và mùa hạ, nước sông xanh thẳm, hiền hòa, yên ả. Vào cuối thu và đầu mùa đông, sau những trận mưa lớn thì nước sông đầy ăm ắp, đục ngầu, tạo nên những trận lụt dữ dội. Nhưng khi sự “giận dữ” qua đi thì vẫn còn lại một lượng phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, hứa hẹn một mùa bội thu. Sông còn là nguồn lợi lớn của quê tôi vì sông cho ngư dân nhiều cá tôm. Dòng sông đã gắn bó biết bao kỉ niệm tuổi thơ với tôi. Bởi thế nó như một người bạn thân thiết của tôi.
Sau này dù có đi đâu thì tôi vẫn thiết tha yêu dòng sông Trà quê mình bằng một tình yêu muôn thuở - tình quê hương.
Theo Cao Thị Thanh Mai
Không cầu dài yếm làm cầu
Con thuyền quan họ, miếng trầu trao duyên
Là sông gì?
Hai dòng sông trước sông sau
Hỏi hai sông ấy ở đâu? Sông nào?
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi bóng những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam, nước Việt thân yêu.
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông | Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ. Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông,
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về nơi sông nước của tình thương |
Theo em kỉ niệm đẹp ở tuổi thơ của tác giả là gì?
a) Cùng bạn bè thả diều b) Cùng bạn bè chăn trâu
c) Cùng bạn bè tắm song