Không gian thần tiên và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả qua cái nhìn của ai?
A. Thúy Kiều
B. Kim Trọng
C. Thúy Kiều – Kim Trọng
D. Tác giả – Thúy Kiều – Kim Trọng
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?
Dựa theo cốt truyện và hãy tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết anh chị hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện thế nào?
c. Sáng tạo chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu, ... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.
Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội. (1)
“Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai. (2)
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng“hát nhép”, không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”. (3)
(Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)
a. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
b.Xác định câu chủ đề của đoạn (1).
c. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản?
d.Theo anh/ chị câu:“Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.” có ý nghĩa gì?
Dòng nào dưới đây xác định không đúng vị trí, bối cảnh chung của việc đính ước, thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng?
A. Sau khi Kim – Kiều gặp nhau ở cuộc du xuân (hội đạp thanh).
B. Sau khi Kim – Kiều trao nhau kỉ vật.
C. Trước khi Kim Trọng về hộ tang chú ở Liêu Dương.
D. Trước khi Kim – Kiều tâm sự (khi cha, mẹ và các em Kiều đi vắng).