Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hà My

Không có kính không phải vì xe không có kính   

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

trên xe, người lính lái xe đã

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Câu1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định đều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?

 

Câu 3 Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1) 

minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 22:13

Em tham khảo:

1. Xuất xứ và năm sáng tác:

- Những câu thơ trích trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Sáng tác năm 1969.

2. Chỉ ra từ phủ định và tác dụng của việc sử dụng từ phủ định:

- Từ phủ định là từ: “không”

- Việc dùng liên tiếp từ phủ định trên nhằm khẳng định:

+ Nguyên nhân vì sao chiếc xe không có kính. Đó là do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

+ Phản ánh rõ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra trên tuyến đường Trường Sơn.

- Cách sử dụng liên tiếp từ phủ định cũng góp phần tạo nên giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, câu thơ rất gần với câu văn xuôi.

3. Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Đào Phương Linh
26 tháng 11 2021 lúc 22:13

Bài thơ trích trong tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
Hoàn cảnh sáng tác: Viết 1969- thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt, trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mỹ rải ngàn tấn bom, hòng chặt đứt tiếp sức của hậu phương ra tiền tuyến, chặt đứt con đường hành quân ta.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thảo Linh
Xem chi tiết