Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 405
B. 324
C. 297
D. 486
Để tổng hợp 120 kg poli (metyl metacrylat) với hiệu suất của quá trình hóa este là 60% và quá trình trùng hợp là 80% thì cần các lượng axit và ancol lần lượt là
A. 172 kg và 84 kg
B. 85 kg và 40 kg
C. 215 kg và 80 kg
D. 86 kg và 42 kg
Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu iso-amylic là
A. 295,5 gam
B. 286,7 gam
C. 200,9 gam
D. 195,0 gam
Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 8o với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được là
A. 2,51%.
B. 3,76%.
C. 2,47%.
D. 7,99%.
Người ta điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:
Xenlulozo → Glucozo → Etanol → Buta-1,3-Đien → cao su Buna
Biết hiệu suất 3 phản ứng đầu lần lượt là 35%, 80%, 60%. Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là
A. 5,806 tấn
B. 37,875 tấn
C. 17,857 tấn
D. 25,625 tấn
Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90% lượng khí sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
A. 20,0 gam
B. 15,0 gam
C. 30,0 gam
D. 13,5 gam
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu xuất 92% sau phản ứng thu được dd chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 36,00
B. 66,24
C. 33,12
D. 72,00
Thủy phân hỗn hợp 0,02 mol saccaozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
A. 0,12 mol
B. 0,095 mol
C. 0,06 mol
D. 0,090 mol
Hỗn hợp A gồm N2, H2, NH3 ( và một ít chất xúc tác ) có tỉ khối so với H2 bằng 6,05. Nung nóng A một thời gian thấy tỉ khối hỗn hợp so với H2 tăng 0,348. Vậy hiệu suất tạo khí NH3 là :
A.10% B.18,75% C.34% D.27%