Cho Ag tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, nóng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là
A. N2 và NO
B. NO và N2O
C. NO và NO2
D. NO2 và NO
Có các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp N2 được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
(b) Nhiệt phân NH4NO3 tạo thành NH3 và HNO3.
(c) Chất lượng phân kali được đánh giá thông qua phần trăm theo khối lượng của kali.
(d) Tính oxi hóa mạnh của HNO3 là do ion H+ gây ra.
(e) CO, N2O, NO là oxit axit.
(f) Trong khí than ướt và khí than khô đều có chứa CO.
Số phát biểu sai là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Có hai dung dịch loãng X, Y, mỗi dung dịch chứa một chất tan và số mol chất tan trong X, Y bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư vào Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hóa nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 3: Trộn X với Y rồi thêm bột Fe đến dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là
A. HNO3, H2SO4
B. KNO3, H2SO4
C. NaHSO4, HCl
D. HNO3, NaHSO4
Có hai dung dịch loãng X, Y, mỗi dung dịch chứa một chất tan và số mol chất tan trong X, Y bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư vào Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hóa nâu trong không khí.
- Thí nghiệm 3: Trộn X với Y rồi thêm bột Fe đến dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là
A. HNO3, H2SO4.
B. KNO3, H2SO4.
C. NaHSO4, HCl.
D. HNO3, NaHSO4.
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Ở nhiệt độ thường, nitơ tác dụng với Mg tạo thành muối magie nitrua
(2) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 và thể hiện tính khử khi tác dụng với O2
(3) Trong điều kiện khi có sấm sét, khí NO2 sẽ được tạo ra
(4) Trong điều kiện thường, khí NO kết hợp ngay với oxi của không khí tạo ra khí NO2 không màu
(5) Trong phòng thí nghiệm, để điều chế N2O người ta cho N2 tác dụng với H2 có xúc tác thích hợp
(6) Trong công nghiệp, phần lớn nitơ được tạo ra dùng để tổng hợp khí amoniac
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Cho cân bằng hóa học:
2NO2(nâu đỏ) ⇄ N2O4 (khí không màu) ; ΔH = -61,5 kJ.
Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào bình đựng nước đá thì:
A. Màu nâu đậm dần
B. Hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu
C. Chuyển sang màu xanh
D. Màu nâu nhạt dần
Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là
A. NH3
B. N2O
C. NO2.
D. NO
Chất kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa nâu đỏ khi để lâu trong không khí là:
A. Fe(OH)2
B. FeO
C. Fe(OH)3
D. Fe2O3
Nung m gam hỗn hợp gồm Al và Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được 52,48 gam chất rắn X và 7,056 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X trong 1,32 lít dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 158,08 gam chất rắn là các muối sunfat trung hòa và 7,84 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với H2 là 9. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 64,7
B. 65,6
C. 66,8
D. 63,8