I. ĐỌC HIỂU (4đ) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Tôi đã nghe nhịp thở của Tổ Quốc tôi Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch Tôi đã nghe những bàn chân tưởng như đến đích Bỗng chốc lại xa vời... Tôi kính trọng vô cùng những đồng nghiệp của tôi Giọt mồ hôi thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt Phòng áp lực âm, áo choàng, kính đeo, kín mít Họ là niềm tin cho mỗi bệnh nhân trong cuộc chiến sống còn... Tôi đã nghe suốt dải biên cương, lối mở, đường mòn Trên mỗi điểm cách ly là dấu chân người lính Họ giữ cho đất nước yên bình, không hề suy tính Cơm vắt, ngủ vùi, lều bạt, phong sương...” (Trích “Dòng máu Việt Nam” – Phan Dương) Câu 1 (0.5đ): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5đ): “Tôi đã nghe” thấy những gì? Câu 3 (1.0đ): Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả. Câu 4 (2.0đ): Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết 01đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về “Dòng máu Việt Nam” trong công cuộc chống dịch COVID 19.
Câu 1: Tự do
Câu 3: Hoán dụ: "Tổ quốc tôi"
Tác dụng: chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, chỉ toàn thể nhà nước Việt Nam và mọi thế hệ tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Câu 1:
Thể thơ tự do
Câu 2:
''Tôi đã nghe
nhịp thở của Tổ Quốc tôi
Nặng trĩu lo âu, căng mình chống dịch
Tôi đã nghe
những bàn chân tưởng như đến đích
Bỗng chốc lại xa vời...''
Câu 3:
Anh tham khảo ạ:
Biện pháp tu từ hoán dụ "Lấy cái chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng". Ở đây nhà thơ đã sử dụng từ "Tổ quốc tôi" để chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, chỉ toàn thể nhà nước Việt Nam và mọi thế hệ tầng lớp nhân dân Việt Nam. Hình ảnh hoán dụ "Hơi thở của Tổ Quốc tôi" chính là để miêu tả cuộc sống, nhịp sống, nỗi lo âu của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam lúc này. Đó là những sự lo âu trăn trở, căng mình chống lại dịch bệnh. Nhờ có hình ảnh hoán dụ này mà hình ảnh nhân dân, dân tộc trở nên sinh động, chân thực hơn bao giờ hết. Ta thấy được nỗi lo lắng, trăn trở của toàn thể nhân dân trong cuộc chiến này
Câu 4:
Anh tham khảo ạ:
Khổ thơ ca ngợi những y bác sĩ, cán bộ y tế nơi tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Hoàn cảnh sống và làm việc được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh: giọt mồ hôi, thấm vết buộc khẩu trang chằng chịt, phòng áp lực âm, kính đeo kín mít. Người đọc có thể thấy được rằng nơi làm việc của những bác sĩ bây giờ chính là những căn phòng áp lực âm giành giật sự sống và sinh mạng cho bệnh nhân, họ phải chịu những vất vả, căng thẳng, mệt mỏi tột cùng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Họ không được đoàn tụ với gia đình mà phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ, ở lại để đương đầu với dịch bệnh đến cùng. Phẩm chất của những y bác sĩ ở đây hiện lên là phẩm chất cao quý của sự hy sinh thầm lặng. Đối với toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam, họ chính là hiện thân của những người hùng trong mặt trận phòng chống dịch bệnh, dũng cảm, bền chí. Họ chính là hiện thân của một dân tộc đoàn kết, cùng nhau bước qua đương đầu với những khó khăn thử thách, bảo vệ tính mạng của nhân dân Việt Nam.