Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối.
1. Tính khối lượng m.
2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung dịch chứa đồng thời hai axit: HNO3 ( đặc) và H2SO4 ( khi đun nóng) thu được 1,8816 lít hỗn hợp B gồm 2 khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp B so với H2 bằng 25,25. Xác định kim loại M biết rằng trong dung dịch tạo thành không chứa muối amoni.
hòa tan vừa đủ hỗn hợp gồm 0,01 mol kim loại A hóa trị 2, và 0,015 mol kim loại B hóa trị 3 bằng dd chứa m gam HNO3. sau phản ứng thu dd X ( không chứa muối NH4NO3 ) và 0,336 lít đktc hỗn hợp N2 và N2o. Tính m
Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dd HCl dư thấy thoát ra 4.48 lít khí H2 (đktc).
Tính khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được sau khi cô cạn dung dịch.
Biết rằng 2 kim loại có số mol bằng nhau. Tìm kim loại M.
Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dd HCl dư thấy thoát ra 4.48 lít khí H2 (đktc).
a.Tính khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được sau khi cô cạn dung dịch.
b.Biết rằng 2 kim loại có số mol bằng nhau. Tìm kim loại M.
Một hỗn hợp X gồm một kim loại R ( có hóa trị II và III) và RxOy. Khối lượng của X là 80,8 gam. Hòa tan hết X bởi dung dịch HCl thu 4,48 lít H2 ở đktc, còn nếu hòa tan hết X bởi dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít NO ở đktc. Biết rằng trong X có một chất có số mol gấp 1,5 lần số mol chất kia. Xác định R và RxOy
Cho 3,64 gam hỗn hợp E gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp E.
hh X gồm 2 kim loại có hóa trị là I và II. Hòa tan hoàn toàn 19,9g hh X vào nước thu được V1 lít dd Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). DD Z là dd hh của 2 axit HCl và H2SO4 trong đó số mol HCl gấp 2 lần số mol H2SO4
Trung hòa V1 lít dd Y bằng V2 lít dd Z tạo ra m (g) hh muối
Tính giá trị m (g)
cho 15,6 g hh gồm kim loại M (hóa trị II) và Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào bình đựng 13,44 lít khí Cl2 (đktc), sau khi các pư hoàn toàn thu được hh chất rắn X. Cho X tan hết trong dd HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) thoát ra.
a) xác định kim loại M
b) mặt khác, hòa tan hoàn toàn 0,1 mol M và 0,2 mol Al vào dd HNO3 loãng dư, sau pư khối lượng dd tăng thêm 7,8g. Tính số mol HNO3 đã tham gia pư
Hỗn hợp X gồm CuO, FeO và oxit của kim loại M (có hóa trị II không đổi) với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5 : 1. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam X nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần 360 ml dung dịch HNO3 nồng độ 3M, thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất và dung dịch Z chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Viết các phản ứng xảy ra, xác định kim loại M và tính giá trị V.