Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỷ khối hơi so với H2 là 24. Lấy 6,72 lít khí X cho vào bình kín có xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian để thực hiện phản ứng tổng hợp SO3 thu được hỗn hợp khí Y (giả sử các khí trong bình đều ở thể khí) có tỉ khối hơi so với khí H2 là 26. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3.
Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt và nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước dư được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụ ng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 0,56 gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 1,568 lít hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2. Mặt khác, đốt cháy 0,56 gam X trong O2 dư rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Y chứa 0,02 mol NaOH và 0,03 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m.
Một hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2, có có tỉ khối so với H2 là 28. Nung nóng hỗn hợp có xúc tác (V2O5, ở 450oC) một thời gian hỗn hợp khí Y. Tính % thể tích các khí trong Y biết hiệu suất phản ứng là 80%.
Trộn m gam hỗn hợp hai kim loại Mg, Fe với 16 gam bột lưu huỳnh được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có không khí một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thấy có 44,8 lít khí SO2 (đktc) thoát ra. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Tính m và thành phần phần trăm về khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Hỗn hợp X gồm Al , fe và Cu. chia a gam X thành 3 phần bằng nhau - Phần 1 cho tác dụng vào lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lit khí H2 - phần 2 hòa tan hoàn toàn bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc đun nóng thì thu được 7,84 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ,dung dịch y và chất rắn Z. Cho y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa T. Lọc lấy T đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 12 g rắn G - phần 3 đốt cháy trong bình có chứa lượng dư khí Clo thu được b gam chất rắn E biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a và b Làm hộ em với ạ!!!。゚( ゚^∀^゚)゚。
Cho hỗn hợp A gồm: Fe, CuO, Fe3O4.
- Cho khí CO dư đi qua a gam A nung nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 2,92 gam chất rắn và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí X ( gồm CO và CO2 ) có dx/H2 = 16.
- Mặt khác hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A cần dùng 100 gam hỗn hợp H2SO4 5,39%. Sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch B ( gồm 3 muối sunfat và V lít khí H2 (đktc)).
1. Xác định giá trị a và V.
2. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B.
3. Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch B trong môi trường không khí. Khi các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa làm khô, ẩm được b gam chất rắn khan. Xác định giá trị b.
giúp mình vs:((
Cho 18,4g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A hoá trị II tác dụng với H 2 S O 4 loãng, dư thì được 2,24 lít khí (dktc) và 12,8g chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần chất rắn không tan bằng H2SO4 đặc, đun nóng thì được 12,8g khí S O 2 . Xác định tên của kim loại A (Ca=40, Fe=56, Mg=24, Cu=64, S=32, O=16)