Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở, phân tử mỗi peptit có chứa số nguyên tử cacbon lần lượt là 4, 7 và 11. Thủy phân hoàn toàn 16,48 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan T gồm muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 0,84 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Số mol của peptit (có phân tử khối lớn nhất) trong E là
A. 0,04 mol.
B. 0,02 mol.
C. 0,03 mol.
D. 0,01 mol.
Chọn đáp án A
Cách 1: tham khảo: tranduchoanghuy
Quy E về C2H3NO, CH2, H2O ⇒ T gồm C2H4NO2Na và CH2.
⇒ n C 2 H 4 N O 2 N a = 2 n N a 2 C O 3 = 0,2 mol; n O 2 = 2,25. n C 2 H 4 N O 2 N a + 1,5. n C H 2 = 0,84 mol.
⇒ n C H 2 = (0,84 – 2,25 × 0,2) ÷ 1,5 = 0,26 mol ⇒ n H 2 O = 0,08 mol.
Peptit chứa 4C chỉ có thể là Gly–Gly. Công thức 2 peptit còn lại dạng (Gly)x(Ala)y(Val)z.
• với peptit có 7C ⇒ 2x + 3y + 5z = 7 ⇒ (x; y; z) = (2; 3; 0); (1; 0; 1)
⇒ ứng với có 2 peptit dạng (Gly)2(Ala) hoặc (Gly)(Val) thỏa mãn.
• với peptit có 11C: 2x + 3y + 5z = 11 ⇒ (x; y; z) = (4; 1; 0); (1; 3; 0); (3; 0; 1); (0; 2; 1).
⇒ có 4 TH thỏa mãn: (Gly)4(Ala) hoặc (Gly)(Ala)3 hoặc (Gly)3(Val) hoặc (Ala)2(Val).
Ta có số gốc CH2 ghép peptit trung bình = 0,26 ÷ 0,08 = 3,25
⇒ peptit chứa 11C phải là (Ala)2(Val). Xét 2 TH của peptit 7C:
♦ TH1: peptit 7C là (Gly)2(Ala), ta có hệ phương trình:
hệ có nghiệm âm ⇒ không thỏa mãn.!
♦ TH2: peptit 7C là Gly–Val ⇒ peptit có phân tử khối lớn nhất
là (Ala)2(Val) với số mol là 0,04 mol