Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau (*) Phần 1: Đốt cháy hết trong O2 thu được 66,8g hỗn hợp gồm Fe3O4 và oxit của M (*) Phần 2: Hoà tan hết vào dd HCl thu được 26,88 lít H2 (đktc) (*) Phần 3: Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít Cl2(đktc) Xác định tên kim loại M và m của từng kim loại trong hỗn hợp
Vì tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3.
=> Gọi số mol là 2a mol M và 3a mol Fe
Gọi hóa trị của kim loại M là n
Phần 1:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
3a------------------->a
4M + 3O2 → 2M2O3
2a------------------->a
Phần 2:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
3a ------------------------------->3a
M + nHCl → MCln + \(\dfrac{n}{2}\)H2
2a -----------------------> a.n
=> 3a + a.n = \(\dfrac{26,88}{22,4}\) = 1,2 (*)
Phần 3:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
3a ----> \(\dfrac{9}{2}\)a
2M + nCl2 → 2MCln
2a -----> n.a
=> \(\dfrac{9}{2}\)a + n.a = \(\dfrac{33,6}{22,4}\) = 1,5 (**)
Từ (*) và (**) => a = 0,2 và n = 3
Ta có : 0,2.232 + 0,2(2M + 16.3) = 66,8
=> M = 27 (g/mol)
=> Kim loại M là nhôm (Al)
=> m Al ban đầu = 0,4.27.3= 32,4 (g)
mFe ban đầu = 0,6.56.3 = 100,8 (g)