+ phẩm chất con người
+ vẻ đẹp của người phụ nữ qua câu cao dao và đời sống
+ Ấn tượng sâu sắc
+ Tăng cảm xúc của tác giả gửi đến mọi người
+ Ý nghĩa, và vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung.
Chúng ta ai cũng lớn lên bởi những câu ca dao, những câu hát à ơi của bà, của mẹ. tiếng hát qua những câu ca dao như đi qua lũy tre làng, thấm được trong từng ngõ nhỏ của cuộc sống, những cánh cò bay lả lơi, nơi nuôi ta khôn lớn qua từng năm tháng. Và có lẽ, ca dao đã trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của những đứa trẻ lớn lên bởi tình thương yêu nơi nông thôn. Có lẽ ai cũng sẽ nhớ tới hình ảnh của những người phụ nữ đã xuất hiện trong những câu thơ, câu ca dao. Đó là hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.
Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam hãm cả cuộc đời của người phụ nữ.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Hay
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai
Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm|” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. thời kì phong kiến, không hiếm những người con gái không hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cánh. Thế mới nói, đó chính là cái bi ai của những người phụ nữ. bởi vì thế, họ luôn khóc thầm cho cuộc sống vợ chồng mà không tình yêu của mình. Ai may mắn, gặp được người chồng yêu mình tha thiết, họ được sống như một “ tiểu thư đài các”, được yêu thương, che chở. Thế nhưng nếu như không may mắn, cuộc đời của họ như bước vào những góc tối mà chính bản thân họ cũng không thể phản kháng lại được. bởi vậy thời kì này, không thiếu những câu ca dao nói về sự đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ. họ luôn ngóng trông ngày trở về quê mẹ:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
Hay chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ mà không thể làm như thế nào. Những người làm con phải đi lấy chồng có khi phải xuất giá từ lúc còn rất nhỏ. Có lẽ chính các nàng cũng không biết, lấy chồng là như thế nào. ấy vậy mà nàng phải chịu đựng sự khắt khe của mẹ chồng và cả gia đình của chồng. Mỗi bước đi đầy chông gai, khó khăn. Bởi vậy mà đã có những câu thơ” bưng bát nhà giàu nước mắt chứa chan”. trong chế độ cũ, người mẹ chồng thường là “nỗi sợ” của những người con gái mới về làm dâu trong gia đình bởi quan niệm họ đã “mua “ những người con dâu về để phụ giúp gia đình nhà chồng cũng như người làm trong gia đình họ chứ đó đâu có phải là tình yêu thương của con người với con người với nhau. Đây cũng không còn là tình yêu đôi lứa được chấp nhận nữa mà chỉ là sự mua bán, trao đổi của hai bên mà thôi. Và người phải chịu thiệt thòi, không ai khác chính là những người phụ nữ đáng thương không về có sức phản kháng ấy.
Con cò lặn lội bờ sông
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Hay ông ơi ông vớt tôi nào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con
Hình ảnh của con cò có lẽ là hình ảnh phản ánh rõ nét nhất hình ảnh của những người phụ nữ. những con cò luôn mang tấm thân gầy guộc, phải đi kiếm ăn trong những đêm lạnh vắng mà không có ai ở bên cạnh. Có những khi, họ phải tất bận với công việc, vì chồng, vì con. Thế nhưng dù có phải chịu cuộc sống đau khổ như thế nào thì những con người ấy vẫn luôn giữ được tấm lòng son sắt. “có xáo thì xáo nước trong”. Tấm lòng của họ như lay động cả những người đọc như chúng ta. Dù có phải chịu cuộc sống khắc nghiệt tới đâu, thế nhưng người phụ nữ vẫn kiên quyết giữ trọn phẩm giá của mình. Đó là một trong những đặc tính tốt đẹp nhất của người phụ nữ việt nam. Đẻ rồi, khi có con, họ lại cố gắng vun đắp cho con cái có được cái ăn, cái chữ dù cuộc sống của mình có vất cả tới đâu đi chẳng nữa.
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Thật khó để có thể đong được tình cha nghĩa mẹ và những đứa hi sinh của cha mẹ đã dành cho chúng ta
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ năm canh
Hình ảnh người mẹ có lẽ cũng đã ghi sâu vào lòng người như vậy. những câu ca dao như khắc họa lại cuộc đời của những người phụ nữ từ khi còn ở nhà tới lúc đi lấy chồng và có con. Tuy vất cả nhưng không ai có thể phủ định tình yêu thương, sự nhẫn nại và cam chịu của những người con, người vợ, người mẹ. Bởi vậy, hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người bây giờ và mãi mãi về sau.
Không phải quá tự hào, nhưng có lẽ trên thế giới, hiếm có dân tộc nào kiên cường bất khuất, mà lại nặng tình, nặng nghĩa như người dân Việt. Vó ngưa Nguyên Mông dẵm nát đất Trung Nguyên nhưng bao lần đến Việt Nam đều phải quay về. Giặc Pháp, giặc Mĩ hiện đại thiện chiến cũng đành thất bại.
Trung Quốc đất rộng người đông, dùng bao thủ đoạn âm mưu thâm độc chưa thành công. Cả ngàn năm Bắc thuộc không làm đồng hóa được người dân Việt. Có thể nói dòng máu Lạc Hồng luôn nóng ấm ân tình, chảy trong tâm hồn những con người bé nhỏ nghèo khó ấy, đã cho họ một sức sống anh dũng phi thường. Dòng máu ấy không chỉ làm nên một Việt Nam anh hùng, mà còn làm nên một Việt Nam mượt mà tình cảm qua những làn điệu dân ca, ca dao.
Không ai có thể thống kê hết những sắc màu tình cảm trong muôn ngàn những mối quan hệ của người dân Việt. Bao thế hệ đi qua đã để lại một khối lượng lớn ca dao dân ca ăm ắp ân tình làm nên trái tim ấm áp trong lòng văn hóa Đại Việt. Trong muôn ngàn những ân tình; Tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động…thì số lượng những câu ca dao nói về tình cảm gia đình cha con, chồng vợ… chiếm một vị trí rất quan trọng và vô cùng phong phú.
Vốn dĩ mang dòng dõi con Lạc cháu Hồng, người Việt rất yêu quý tổ tông, nòi giống, vì thế tình cảm gia đình yêu thương gắn bó chính là nét truyền thống muôn đời của người Viêt.
Trong gia đình Việt Nam có khi lên đến “Tứ đại đồng đường”, nó chính là một Xã hội thu nhỏ. Chính các mối quan hệ rắc rối, chằng chịt của nó, cùng với tâm hồn dạt dào tình cảm của người dân Việt làm cho ca dao dân ca về tình cảm gia đình vô cùng phong phú, nhiều màu sắc. Ca dao dân ca thể hiện rất hoàn hảo nét đẹp cao quý của tình cảm thiêng liêng này.
Nói đến nhân tố đầu tiên, cốt tỷ làm nên gia đình, phải nói đến vợ chồng. Tình cảm vợ chồng yêu thương gắn bó, chính là cơ sở của một gia đình tốt đẹp, là một tế bào lành mạnh của xã hội.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
Vợ chồng hòa thuận chính là sức mạnh cho họ cùng vượt qua khó khăn gian khổ, làm lợi ích cho xã hội.
Họ có thể cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng xây dựng mái ấm, nuôi dưỡng con cái tốt, khiến xã hội giàu mạnh an vui.
Nhưng không phải lúc nào cũng “Phu sướng phụ tùy” đẹp đôi tốt lứa, trong ấm ngoài êm. Trong những gia đình phong kiến ngày xưa, truyền thống gia đình “tam đại”, “tứ đại”, hay năm thê bảy thiếp, thì sẽ có nhiều xung đột tình cảm giữa các mối quan hệ xảy ra. Nhưng nó chỉ làm cho các cung bậc tình cảm của con người thêm phong phú, làm cho ca dao dân ca thêm nhiều màu sắc, có khi hóm hỉnh cười ra nước mắt.
Sống với chồng họ hết lòng chăm lo cho chồng, cho con và gia đình chồng.
Lấy chồng từ thuở mười ba,
Đến khi mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường người tưởng còn son,
Về nhà thiếp đã năm con với chàng.
Cho dù cha mẹ anh em nhà chồng có phụ rẫy, họ cũng phải vì chồng vì con mà cam chịu.
Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,
Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan.
Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan,
Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười.
Nhưng rồi thì “năm tháng trôi đi lòng người thay đổi”, đến cả người chồng mình chăm sóc yêu thương cũng thay dạ đổi lòng.
Ngày xưa anh bủng anh xanh,
Tay tôi nâng chén thuốc, tay tôi đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành,
Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi.
Nhưng vì con cái họ lại một lần nữa cam chịu hẩm hiu.
Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
Ca dao dân ca trở thành người bạn tâm tình cho họ thở than nỗi lòng. Nhưng chỉ là thở than cho khuây khỏa mà thôi, còn cả tâm tư hi vọng, hạnh phúc của họ đều dành cho con cái.
Có thể nói trong đề tài ca dao tình cảm gia đình thì mảng thiêng liêng cao đẹp nhất chính là tình cảm cha mẹ và con cái. Trong đó không có gì đẹp bằng tình mẫu tử. Con ơi con ngủ cho yên,
Hết gạo hết tiền mẹ kiếm mẹ nuôi.
Công trình kể biết mấy mươi,
Mai sau con lớn con đền bồi mẹ cha.
Hình tượng người mẹ Việt nam chính là vẻ đẹp tuyệt vời của ca dao tình cảm gia đình.
Mẹ già như áng mây trôi,
Như sương trên cỏ, như lời hát ru.
Lời hát ru vi vu trong gió,
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.
Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Mẹ chính là nhịp cầu ân tình cho con gắn bó yêu thương với mọi người trong gia đình. Mẹ chính là nhân tố nền tảng tạo lập tính cách nhân phẩm đầu đời cho con. Mẹ thổi vào tâm hồn thơ bé của con những tình cảm yêu thương trong sáng ngọt ngào nhất. “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.” Mẹ ru rằng:
Cái cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
Cò bay xuống vũng trâu đằm,
Lấy rơm làm tổ cho con cò nằm.
Trong lời ru của mẹ chứa đựng tất cả những thăng trầm nắng mưa, những hoàn cảnh xã hội. Mẹ vẽ vào tâm hồn con mình từ cảnh sắc non sông gấm vóc đến những ước mơ khát vọng sống.
Thời giờ ngựa chạy, tên bay,
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.
Đông qua Xuân lại đến liền,
Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.
Giờ con chăm học, chăm làm,
Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.
Nước nhà mong đợi con ơi,
Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.
Lời mẹ ru con thấu tình đạt lý, mong muốn con hướng tới đời sống tinh thần tốt đẹp hơn…
Qua những bài dân ca-ca dao về tình cảm gia đình, cho chúng ta thấy người phụ nữ, người mẹ là nhân vật trữ tình nhất và cũng là nhân vật chịu đựng nhất, quan trọng nhất. Người phụ nữ là hạt nhân trung tâm gánh vác mọi mối quan hệ trong gia đình. Họ chính là những người vợ đảm đang, là người con dâu hiếu thảo, là người chị chăm chỉ, là người mẹ dịu hiền. Tục ngữ có một câu rất chí tình dành cho họ: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.” Có thể nói nếu không có họ thì không hình thành nên gia đình, cũng không có tổ ấm yêu thương với những đứa con tương lai cho đất nước. Đặc biệt là nếu không có họ thì không có ca dao dân ca phong phú truyền tải cho đến hôm nay và mai sau.
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng.Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru của bà của mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động, tình cảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của những con người quê chân chất, mộc mạc.
Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ xưa – đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân:
- “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
- “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
- “Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạy mưa sa”, “chổi đầu hè”...Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong”...nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền. Người phụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, con chão chuộc thôi”.
Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”:
- “Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bày chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu”
- “Em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”
Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ:
- “Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò”
- “Chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
- “Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần”
Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người lànm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu:
- “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”
- “Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng”
Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ phải cam chịu, nín nhịn nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng có phần quyết liệt, cô “đội nón về nhà mình” dẫu biết hành động ấy sẽ bị lên án, bị không ít tiếng thị phi, cay độc vì trong xã hội xưa còn gì đáng sợ hơn bằng tội “trốn chúa, lộn chồng”:
“Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi”
Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu, tựa nương. Mẹ chồng đã vậy, lại còn chịu thêm nỗi khổ của “cảnh chồng chung”. Xã hội phong kiến cho phép “trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” đã gây ra bao cảnh đau lòng. Nhân dân hướng về những người vợ lẽ - những người chịu nhiều thua thiệt hơn cả để cảm thông, để lắng nghe những tiếng giãi bày xót xa, cay đắng:
- “Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”
- “Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”
Khao khát của người phụ nữ ở đây không phải là cái khao khát mang tính chất bản năng thuần tuý mà là những khát khao hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Vì thế họ đã nhắn nhủ nhau:
- “Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”
- “Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.
Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh ánh sáng của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ trong tiếng hát than thân đầy tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của người phụ nữ vẫn vươn lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không mang vẻ bi luỵ mà vẫn toả sáng, ấm áp tình đời, tình người. Ca dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ đẹp đó của họ - những con người thuỷ chung son sắt, giàu nghĩa tình.
Quên đi những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống lao động, những người phụ nữ bình dân ấy cũng có những phút giây sống cho cảm xúc riêng tư, cũng trải qua các cung bậc nhớ nhung của một trái tim mới yêu:
- “Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”
- “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”
Có cô gái thì hồn nhiên, tinh nghịch. Họ không quá câu nệ như các cô gái khuê phòng:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”
Cũng có khi thật tế nhị, ý ứ, nết na:
“Sáng ngày tôi đi hái dâu
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”
Họ biết đề cao tình yêu thương, lòng chung thuỷ:
- “Trăng tròn chỉ một đêm rằm
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi”
- “Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đạo cương thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau”
Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường. Cả khi khó khăn họ vẫn nhẫn nại:
- “Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm, sông hương mặc người”
- “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầm ấm yên vui.
Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh.
Văn học, nghệ thuật ngày nay cũng rất chú ý đến việc lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng những làn điệu dân ca từ thuở sơ khai vẫn chính là kho tàng vô giá lưu giữ trọn vẹn nhất về những con người kì lạ ấy: càng trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao.
Sẽ còn mãi lắng đọng trong tâm hồn những người dân đất Việt hình ảnh những người phụ nữ sáng lấp lánh trong những câu ca dao tự ngàn xưa.
Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh. Trong gia đình thì hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần lo cho chồng con, ra ngoài là những bậc anh thư liệt nữ. Chính những đức tính đẹp nầy đã nâng cao phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam:
Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,
Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm.
Ra ngoài giúp nước, giúp non,
Về nhà tận tụy chồng con một lòng.
Trong suốt chiều dài của dòng lịch sử và chiều sâu của lòng dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã liệt oanh viết nên những trang sử vàng son làm vẻ vang giống nòi như Bà Trưng, Bà Triệu; nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung; Cô Giang, Cô Bắc của Việt Nam Quốc Dân Đảng... Còn về thi văn, ta có Bà Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Bà Hồ Xuân Hương, Bà Sương Nguyệt Ánh... đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng trên văn đàn, là những cánh hồng tươi thắm trong vườn hoa văn học. Ngoài ra, còn có biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác sống một cuộc sống bình thường, thầm lặng nơi thôn trang, xóm làng mà những nét đẹp về tâm hồn của họ được dân gian ca tụng bằng những áng văn, những vần thơ, điệu hát, câu hò hay qua những vần ca dao phong phú.
Đề cập đến văn chương, chúng ta không thể nào bỏ qua nền thi ca bình dân mà ca dao là một trong những thể loạiquen thuộc nầy. Từ lâu, ca dao đã đi vào lòng dân tộc và lạc vào rừng ca dao của kho tàng văn học, ta sẽ bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam qua những đức tính cao quý của họ:
Nói đến phụ nữ Việt Nam, trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh đối với bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì:
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình.
Người phụ nữ Việt Nam, ngay từ lúc còn ẵm ngửa cho đến khi biết lật, biết bò lớn dần trong nhịp võng đưa qua tiếng hát của bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em:
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Hay qua điệu hát ầu ơ:
Ầu ơ... Bao giờ Chợ Quán hết vôi,
Thủ Thiêm hết giặc, em thôi đưa đò.
Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm.
Hoặc qua điệu ru ạ ờ:
Ạ ờ... Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.
Bắt được con cá rô, trê,
Tròng cổ lôi về cho cái ngủ ăn...
Những vần ca dao mộc mạc, bình dị đã đưa em bé gái Việt Nam vào giấc ngủ an bình và từ ngày nầy qua ngày khác, tiếng ru lắng đọng, thẩm thấu vào tiềm thức của em bé nên sau nầy lớn lên thành chị, thành mẹ, thành bà lại hát để ru em, ru con, ru cháu theo nhip võng đưa kẽo kẹt đều đều.
Hát ru em, hát ầu ơ, ạ ờ là một điệu hát thông dụng được phổ biến từ thôn xóm, làng mạc cho đến thị thành. Hát ru em là một bản trường ca bất tận của kho tàng văn chương Việt Nam. Vào những buổi trưa vắng lặng hay những đêm khuya yên tĩnh, cùng với tiếng võng đưa, giọng hát ầu ơ, ạ ờ dịu dàng, trìu mến của bà, của mẹ, của chị vang mãi trong lòng đứa trẻ ấu thơ. Tiếng võng đưa kẽo kẹt đều đều cùng với tiếng hát đã văng vẳng từ bao thề hệ trên đất nước Việt Nam theo dòng sinh mệnh của dân tộc. Trải qua bao nhiêu thế hệ, trong mọi gia đình, nghèo cũng như giàu, cái nhịp đều đều của tiếng võng đưa không bao gời dứt. Không có người Việt Nam nào không từng hơn một lần nằm võng và tiếng võng đưa hòa cùng tiếng trẻ khóc, tiếng hát ru đã trở thành điệu nhạc muôn đời của dân tộc ta.
Thấm thóat, em bé gái Việt Nam nho nhỏ ngày nào nay đã lớn dần và có thể giúp đỡ mẹ những công việc lặt vặt. Một đôi khi lầm lỗi trong công việc bị mẹ quở mắng hay đánh đòn, em không bao giờ dám oán trách mẹ. Nếu bị quở mắng thì nhỏ nhẹ rằng:
Mẹ ơi đừng mắng con hoài,
Để con bẻ lựu, hái xoài mẹ ăn.
Còn nếu bị đánh đòn, nàng chỉ thỏ thẻ:
Mẹ ơi đừng đánh con đau,
Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ.
Theo thời gian, cô bé Việt Nam bây giờ đã trở thành thiếu nữ dậy thì, trước khi lấy chồng, một đôi lúc ngồi nhìn những hạt mưa rơi, nàng nghĩ vẩn vơ:
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt sa xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Hay bâng khuâng tự hỏi:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Ngồi cành trúc, tựa cành mai,
Đông đào , tây liễu biết ai bạn cùng?
Đến tuổi dậy thì, phụ nữ Việt Nam trổ mã, đẹp dần lên. Mỗi nàng một vẻ đẹp riêng, người thì đẹp qua đôi mắt, người khác đẹp ở mái tóc, có cô đẹp qua nụ cười, cô khác đẹp bằng hai má lúm đồng tiền, có người đẹp với chiếc eo thon thon, dáng đi yểu điệu, có người đẹp trừu tượng qua tâm hồn... Tóm lại, mỗi người một vẻ để làm rung động hay làm xao xuyến con tim của người khác phái.
Những phụ nữ có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu được ca dao khen rằng:
Những người con mắt lá răm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Hay những người có làn da trắng nõn, má lại hồng hồng, môi đỏ thắm:
Ai xui má đỏ, môi hồng,
Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.
Đã đẹp mặt mà còn đẹp về vóc dáng nữa thì “chim phải sa, cà phải lặn” cho nên những phụ nữ có chiếc eo thon thon:
Những người thắt đáy lưng ong,
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Mái tóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trang điểm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
Tóc em dài em cài bông hoa lý,
Miệng em cười anh để ý anh thương.
Mái tóc dài, đẹp còn làm xao xuyến lòng người:
Tóc đến lưng vừa chừng em bới,
Để chi dài bối rối dạ anh.
Nụ cười là nét duyên dáng, nét quyến rũ của người phụ nữ. Từ xưa cho đến nay có rất nhiều đàn ông đã chết vì nụ cười của phái đẹp:
Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng,
Thương em chúm chím cười duyên một mình.
Cũng thế, ta thường nghe ai đó ngâm hai câu ca dao:
Nàng về nàng nhớ ta chăng,
Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười.
Và ca dao cũng không quên ca tụng nét đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt Nam:
Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ thương.
Phụ nữ Việt Nam vốn cháu con Quốc Mẫu Âu Cơ, dòng dõi tiên nên nhu mì, thùy mị được tiếng là đẹp, rất đẹp, nhất là trong chiếc áo dài tha thướt với vành nón lá che nghiêng nghiêng mái tóc xõa bờ vai. Có biết bao nhiêu chàng trai đã trồng cây si ở cổng trường Trưng Vương, Gia Long, Đồng Khánh, Sương Nguyệt Ánh, Bùi Thị Xuân... vì những tà áo dài thướt tha nầy và mái trường đã từng là chứng nhân của những mối tình đẹp tựa bài thơ, đẹp như đêm trăng huyền ảo. Trước cái đẹp của phụ nữ Việt Nam, mấy ai thuộc phái nam đã không từng cất giấu trong tim một bóng hồng của thời yêu thương ướt át:
Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương em ở một mình,
Mười thương con mắt đưa tình với anh.
Nét đẹp của phụ nữ Việt Nam còn làm cho trái tim nhà vua đập sai nhịp vì bị “tiếng sét ái tình”:
Kim Luông có gái mỹ miều,
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc hiền hậu, hiếu hòa, cần cù nhẫn nại lại trọng đạo lý cho nên khi con cái vừa lớn khôn thì được gia đình, nhà trường, xã hội dạy những bài học luân lý về cung cách ở đời, ăn ở có nhân có nghĩa theo đạo lý làm người và phụ nữ Việt Nam cũng được giáo huấn:
Con ơi mẹ bảo con này,
Học buôn, học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói điêu ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Nhờ được giáo huấn cho nên phụ nữ Việt Nam đoan trang, thùy mị, nết na:
Sáng nay tôi đi hái dâu,
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.
Hai anh đứng dậy hỏi han,
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu?
Thưa rằng tôi đi hái dâu,
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Và xa hơn nữa:
Ở nhà còn mẹ, còn cha,
Lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người.
Phụ nữ Việt Nam khi đến tuổi bước vào con đường yêu đương thì yêu nhẹ nhàng, kín đáo. Nhẹ nhàng đến nỗi tình yêu của nàng len lén len lỏi vào tim hồi nào mà chàng trai không hay:
Vói tay ngắt lấy cọng ngò,
Thương anh muốn chết giả đò ngó lơ.
Giả đò ngó lơ, e thẹn, bẽn lẽn, len lén ngó mà không dám ngó lâu là những cử chỉ yêu đương nhẹ nhàng, kín đáo rất dễ thương của người phụ nữ Việt Nam:
Ngó anh không dám ngó lâu,
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.
Nhưng khi đã yêu thì phụ nữ Việt Nam yêu một cách đứng đắn, yêu đậm đà, tha thiết với tất cả con tim mình:
Qua đình ghé nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Tình yêu của nàng còn sâu đậm hơn nữa:
Yêu chàng lắm lắm chàng ôi,
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than.
Khi yêu, ngoài tình yêu đậm đà, tha thiết, phụ nữ Việt Nam lại còn chung tình:
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền.
Và chung tình cho đến chết vẫn còn chung tình:
Hồng Hà nước đỏ như son,
Chết thì chịu chết, sống còn yêu anh.
Trước khi lấy chồng, phụ nữ Việt Nam cũng có thừa thông minh để lựa chọn ý trung nhân:
Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Bõ công trang điểm má hồng lâu nay.
Hay mượn những vần ca dao nhắn nhủ với giới mày râu rằng muốn kết duyên vợ chồng, gá nghĩa trăm năm với phụ nữ Việt Nam thì:Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu.
Anh về học lấy chữ nhu,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Đến ngày bước lên xe hoa về nhà chồng, phụ nữ Việt Nam không quên lạy tạ ơn sinh thành của cha mẹ:
Lạy cha ba lạy, một quì,
Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng.
Khi cất bước ra đi về làm dâu nhà chồng, một lần cuối nàng cố ghi lại những kỷ niệm của thời thơ ấu vào tâm khảm:
Ra đi ngó trước, ngó sau,
Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.
Rồi lúc đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tâm niệm:
Chưa chồng đi dọc, đi ngang,
Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi.
Hay:
Đã thành gia thất thì thôi,
Đèo bòng chi lắm tội Trời ai mang.
Lấy chồng, người phụ nữ Việt Nam đẹp duyên cùng chồng:
Trầu vàng ăn với cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Và có hình ảnh nào đẹp hơn vợ chồng hạnh phúc trong cảnh thanh bần:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Dù nghèo, thanh bần nhưng phụ nữ Việt Nam học theo triết lý an phận, vẫn chung tình với chồng, không đứng núi nầy trông núi nọ:
Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.
Tinh thần chịu khó, chịu cực và khuyến khích chồng ăn học cho thành tài được diễn đạt qua những vần cao dao làm nổi bật đức tính hy sinh của phụ nữ Việt Nam:
Canh một dọn cửa, dọn nhà.
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Canh tư bước sang canh năm,
Anh ơi dậy học chớ nằm làm chi.
Mốt mai chúa mở khoa thi,
Bảng vàng chói lọi kia đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.
Đã có chồng con, người phụ nữ Việt Nam lại càng đảm đang, vừa lo cho con vừa lo toan mọi công việc nhà chồng:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.
Hoặc:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.
Có con, người phụ nữ Việt Nam lại gánh thêm trách nhiệm làm mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
Năm canh chầy thức đủ năm canh.
Tình mẫu tử của những bà mẹ Việt Nam bao la như trời bể, luôn luôn bảo bọc, che chở cho con:
Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Ngoài ra, phụ nữ Việt Nam còn phải đối diện với cảnh làm dâu nhà chồng. Trước đây, xã hội ta đã quan niệm sai lầm rằng người con dâu phải phục vụ gia đình nhà chồng gần như một người đầy tớ và một số bà mẹ chồng rất khắc nghiệt với nàng dâu gây nên nhiều cảnh thương tâm cho người phụ nữ Việt Nam. Tự Lực Văn Đoàn đã đưa ra nhiều cuốn tiểu thuyết luận đề để đả phá quan niệm sai lầm nầy và ca dao ta cũng lên tiếng thở than dùm cho các nàng dâu Việt Nam:
Làm dâu khổ lắm ai ơi,
Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.
Còn nếu đất nước gặp thời chinh chiến, người phụ nữ Việt Nam không bịn rịn mà hăng hái khuyến khích chồng hành trang lên đường trả nợ núi sông:
Anh đi em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ.
Lầm than bao quản muối dưa,
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Phụ nữ Việt Nam, ngoài những đức tính đảm đang, giàu lòng hy sinh, nết na, thùy mị còn là người con rất mực hiếu thảo:
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang,
Lòng nhớ công ơn cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng của người phụ nữ Việt Nam còn đươc diễn đạt qua mấy câu:
Ân cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi.
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.
Những món quà nho nhỏ như buồng cau, đôi giày nhưng nói lên lòng hiếu thảo, lòng nhớ ơn công cha nghĩa mẹ của người phụ nữ Việt Nam:
Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Hay là:
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Khi phải đi xa hay lấy chồng xa, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn tưởng nhớ về mẹ cha:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Phụ nữ Việt Nam còn gắn liền với dân tộc và lịch sử vì thế khi tổ quốc lâm nguy, khi sơn hà nguy biến người phụ nữ Việt Nam hăng hái đưa vai gánh vác giang sơn như trường hợp Bà Trưng, Bà Triệu và những vị anh hùng liệt nữ khác.
Hai chị em Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị, quê quán làng Cổ Lai, đất Mê Linh. Lúc ấy nước nhà đang bị người Tàu cai trị bằng chính sách hà khắc khiến dân ta vô cùng khốn khổ. Rồi vào năm 40, sau Tây Lịch, Thái Thú Tô Định lại bắt giết ông Thi Sách, chồng Bà Trưng Trắc làm cho nợ nước chồng chất thêm thù nhà cho nên Bà Trưng Trắc cùng em là Bà Trưng Nhị đứng lên chiêu tập binh mã, anh hùng hào kiệt khắp nơi để đánh đuổi quân xâm lăng bạo tàn. Quân binh của Hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh, chiếm được 65 thành, đánh đuổi quân Tô Định chạy về Tàu. Sau khi đánh đuổi được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, dân chúng tôn Bà Trưng Trắc lên làm Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Đến năm 42, vua Tàu là Quang Vũ nhà Đông Hán sai Mã Viện kéo quân qua phục thù. Trước địch quân hùng hậu, quân ta chống cự không lại nên Hai Bà đã gieo mình xuống giòng Hát Giang tuẫn tiết. Không có hình ảnh nào vừa hào hùng, vừa lãng mạn cho bằng hình ảnh của hai vị liệt nữ anh hùng gieo mình xuống giòng nước trả nợ núi sông và để lại gương “Thiên thu thanh sử hữu anh thư”. Hai Bà Trưng làm vua được 3 năm, từ năm 40 đến năm 43. Khi vua Tự Đức đọc đoạn sử Hai Bà Trưng, ngài đã ngự phê: “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách”. Và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca đã ghi lại công nghiệp của Hai Bà bằng những vần ca dao lịch sử:
Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên,
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành.
Còn Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa vào năm 248, sau Tây Lịch để chống lại quân xâm lăng Đông Ngô của Tàu. Bà còn trẻ nhưng rất can đảm, Bà thường nói: “Tôi muốn cỡi gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém kình ngư ở biển đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân cứu nước chứ không thèm bắt chước người đời còng lưng làm tì thiếp người ta”. Ra trận Bà cỡi voi mặc giáp vàng trông rất oai phong làm quân Ngô khiếp sợ. Nghĩa binh tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà Triệu đã anh dũng đền nợ nước khi Bà mới có 23 tuổi:
Ru con, con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi,
Có Bà Triệu Tướng cỡi voi bành vàng.
Bà Trưng, Bà Triệu là những bậc nữ lưu anh hùng đầu tiên trong lịch sử thế giới nổi lên sớm nhất chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc. Rất lâu về sau nầy nước Pháp mới có nữ anh hùng Jeanne D' Arc nhưng sự nghiệp của Bà Jeanne D' Arc cũng không lẫm liệt bằng công nghiệp to lớn, lẫy lừng của Bà Trưng, Bà Triệu. Thật xứng đáng:
Phấn son tô điểm sơn hà,
Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!
Mẹ tôi là phụ nữ Việt Nam, tôi rất hãnh diện được làm một người con của phụ nữ Việt Nam. Tôi hết lòng kính yêu mẹ tôi và tôi cũng hết lòng kính mến người phụ nữ Việt Nam qua những cái đẹp và những đức tính cao quý của họ.
Chúng ta ai cũng lớn lên bởi những câu ca dao, những câu hát à ơi của bà, của mẹ. tiếng hát qua những câu ca dao như đi qua lũy tre làng, thấm được trong từng ngõ nhỏ của cuộc sống, những cánh cò bay lả lơi, nơi nuôi ta khôn lớn qua từng năm tháng. Và có lẽ, ca dao đã trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của những đứa trẻ lớn lên bởi tình thương yêu nơi nông thôn. Có lẽ ai cũng sẽ nhớ tới hình ảnh của những người phụ nữ đã xuất hiện trong những câu thơ, câu ca dao. Đó là hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.
Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam hãm cả cuộc đời của người phụ nữ.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Hay
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai
Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm|” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. thời kì phong kiến, không hiếm những người con gái không hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cánh. Thế mới nói, đó chính là cái bi ai của những người phụ nữ. bởi vì thế, họ luôn khóc thầm cho cuộc sống vợ chồng mà không tình yêu của mình. Ai may mắn, gặp được người chồng yêu mình tha thiết, họ được sống như một “ tiểu thư đài các”, được yêu thương, che chở. Thế nhưng nếu như không may mắn, cuộc đời của họ như bước vào những góc tối mà chính bản thân họ cũng không thể phản kháng lại được. bởi vậy thời kì này, không thiếu những câu ca dao nói về sự đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ. họ luôn ngóng trông ngày trở về quê mẹ:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
Hay chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ mà không thể làm như thế nào. Những người làm con phải đi lấy chồng có khi phải xuất giá từ lúc còn rất nhỏ. Có lẽ chính các nàng cũng không biết, lấy chồng là như thế nào. ấy vậy mà nàng phải chịu đựng sự khắt khe của mẹ chồng và cả gia đình của chồng. Mỗi bước đi đầy chông gai, khó khăn. Bởi vậy mà đã có những câu thơ” bưng bát nhà giàu nước mắt chứa chan”. trong chế độ cũ, người mẹ chồng thường là “nỗi sợ” của những người con gái mới về làm dâu trong gia đình bởi quan niệm họ đã “mua “ những người con dâu về để phụ giúp gia đình nhà chồng cũng như người làm trong gia đình họ chứ đó đâu có phải là tình yêu thương của con người với con người với nhau. Đây cũng không còn là tình yêu đôi lứa được chấp nhận nữa mà chỉ là sự mua bán, trao đổi của hai bên mà thôi. Và người phải chịu thiệt thòi, không ai khác chính là những người phụ nữ đáng thương không về có sức phản kháng ấy.
Con cò lặn lội bờ sông
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Hay ông ơi ông vớt tôi nào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con
Hình ảnh của con cò có lẽ là hình ảnh phản ánh rõ nét nhất hình ảnh của những người phụ nữ. những con cò luôn mang tấm thân gầy guộc, phải đi kiếm ăn trong những đêm lạnh vắng mà không có ai ở bên cạnh. Có những khi, họ phải tất bận với công việc, vì chồng, vì con. Thế nhưng dù có phải chịu cuộc sống đau khổ như thế nào thì những con người ấy vẫn luôn giữ được tấm lòng son sắt. “có xáo thì xáo nước trong”. Tấm lòng của họ như lay động cả những người đọc như chúng ta. Dù có phải chịu cuộc sống khắc nghiệt tới đâu, thế nhưng người phụ nữ vẫn kiên quyết giữ trọn phẩm giá của mình. Đó là một trong những đặc tính tốt đẹp nhất của người phụ nữ việt nam. Đẻ rồi, khi có con, họ lại cố gắng vun đắp cho con cái có được cái ăn, cái chữ dù cuộc sống của mình có vất cả tới đâu đi chẳng nữa.
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Thật khó để có thể đong được tình cha nghĩa mẹ và những đứa hi sinh của cha mẹ đã dành cho chúng ta
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ năm canh
Hình ảnh người mẹ có lẽ cũng đã ghi sâu vào lòng người như vậy. những câu ca dao như khắc họa lại cuộc đời của những người phụ nữ từ khi còn ở nhà tới lúc đi lấy chồng và có con. Tuy vất cả nhưng không ai có thể phủ định tình yêu thương, sự nhẫn nại và cam chịu của những người con, người vợ, người mẹ. Bởi vậy, hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người bây giờ và mãi mãi về sau.
like tơ nha