Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
MoonNoCute

Hi. Tui lại hỏi típ ^^

E hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở quê hương em.

(Quê mị ở Hà Tĩnh ạ)

Minh Nhân
10 tháng 6 2021 lúc 16:25

Em tham khảo nhé !

Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.

Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).

Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.

Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.

Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.

Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.

Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”

Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.

Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.

Bánh táo
10 tháng 6 2021 lúc 16:34

tham khảo ạ!

 

Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.

Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.

Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả cá cđịa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.

Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.

Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.

Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?

Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.

Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.

Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.

Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:

Dại nhất là thổi tù và,

Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.

Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ảnh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.

Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.

Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Xứ xem xuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.

Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.


Các câu hỏi tương tự
Shiratori Hime
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Diệu 6A
Xem chi tiết
Lưu Thị Mến
Xem chi tiết
𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
Xem chi tiết
Ngô Tuấn Anh
Xem chi tiết
Hoàng Hương Giang
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Kimura no Kyubi
Xem chi tiết