Tuyên Ngô

Hãy lập ý cảm nhận cho 2 bài .''Sông núi nước Nam'' và ''Phò giá về kinh''.

minh nguyet
18 tháng 10 2021 lúc 19:52

Em tham khảo:

Sông núi nước Nam

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác phẩm Sông núi nước Nam và tác giả Lí Thường Kiệt.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về tác phẩm Sông núi nước Nam


 
1. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

- Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam.

- Vua Nam thì phải ở nước Nam.

- Đã phân định rõ ràng vêc chủ quyền và lãnh thổ.

2. Cảm nghĩ về câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời.

- Tác giả thể hiện được chân lí sống, chân lí lẽ thường tình.

- Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm.

3. Cảm nghĩ về câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”

- Tác giả giận dữ và có thái độ khinh bỉ đối với kẻ thù.

- Tác giả cho rằng địa phận nước ta tại sao dám xâm lăng.

- Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

4. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

- Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo.

- Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sông núi nước Nam

Phò giá về Kinh:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quang Khải: Là người "văn võ song toàn", không chỉ có công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông - Nguyên mà còn là nhà thơ với những bài thơ đặc sắc
- Giới thiệu vài nét về Phò giá về kinh (Tụng giá hòa kinh sư) và nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

 

b. Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

3. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân.

Bình luận (0)
Tử-Thần /
18 tháng 10 2021 lúc 19:52

Tham khảo:

1. Mở bài

- Khái quát về chủ nghĩa yêu nước trong nền văn học trung đại nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung.
- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
- Nêu vấn đề cần bàn luận: Lòng yêu nước qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

2. Thân bài

* Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc và khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước
- Sông núi nước Nam
+ Câu 1: Nam đế cư", điều đó khẳng định nước Nam là của vua Nam, của toàn thể nhân dân nước Đại Việt, không bất cứ kẻ thủ nào có thể xâm hại được.
+ Câu 2: "Thiên thư", nó chính là chân lí, là niềm tin bất diệt của con người và rõ ràng rằng, sách trời đã phân định lãnh thổ cho nước Nam một cách rõ ràng,...(Còn tiếp)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mãi yêu Kagamine Len
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ly
Xem chi tiết
Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Đào
Xem chi tiết
vô danh
Xem chi tiết
~ I am quá mệt mởi rồi ~
Xem chi tiết