Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đức Nguyễn

hãy kể lại 1 câu chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của người Việt Nam.

Uyên trần
15 tháng 3 2021 lúc 19:42

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Ng Thanh Phong
14 tháng 9 lúc 17:59

Xưa kia có hai anh em mồ côi cha mẹ, từ nhỏ đã sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cho đến khi người anh lấy vợ, có cuộc sống riêng, người anh không muốn sống cùng người em nữa nên gọi em đến và phân chia tài sản. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại, chỉ chia cho em một túp lều nhỏ cùng với cây khế trước sân. Người em hiền lành không hề kêu la oán trách, vui vẻ đồng ý với quyết định của người anh. Hằng ngày, người em chăm chỉ làm việc để lo cho cuộc sống của mình và không quên chăm sóc tưới nước cho cây khế. Chả mấy chốc, cây khế đến mùa đơm hoa kết trái. Cành nào cành nấy sai trĩu quả, quả to và chín trông vô cùng ngon mắt. Người em vô cùng vui sướng vì công sức của mình cũng được đến đáp, thầm nghĩ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Không ngờ, một hôm vừa đi làm về, người em phát hiện trên cây có một con chim lớn đang ăn khế của mình. Số khế trên cây đã vơi đi đáng kể. Người em liền vừa xua đuổi vừa kêu "Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?". Lạ thay, con chim bỗng dừng ăn và nói lại rằng "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang ra mà đựng." Người em vô cùng ngạc nhiên khi thấy chim biết nói tiếng người bèn không đuổi nó đi nữa mà để cho nó ăn. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em. Thấy lạ, người em bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn may thành chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Thấy người em chuẩn bị xong, chim bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Chim bay mãi, đến một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu thì dừng lại. Người em vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên, thích thú lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về. Kể từ đó, cuộc sống của người em trở nên khấm khá và hạnh phúc hơn. Vợ chồng người anh thấy em bỗng nhiên giàu bèn sang nhà dò la hỏi chuyện. Biết chuyện, người anh bèn dỗ ngon ngọt đổi toàn bộ gia tài của mình để lấy cây khế. Đúng như lời người em nói, con chim lạ xuất hiện. Nhớ lại câu chuyện, người anh làm y hệt nhưng thay vì may túi 3 gang thì anh ta may hẳn túi 12 gang. Khi chim đưa anh ta đi lấy vàng, anh ta nhét đầy chiếc túi to và tham lam nhét cả vào người. Chim gắng gượng mãi mới cất được cánh. Gió to khiến cánh chim chao đảo, người anh cùng túi vàng rơi xuống biển sâu.Nhưng người anh ko rơi xuống biển sâu mà lại rơi xuống lưng của một con cá voi và con cá voi ấy đã bơi đến một ngôi làng nghèo khó . Còn bên này , người vợ của người anh thấy chồng mik mãi chưa về nên liền chạy sang nhà người em để tìm người anh và người em đã ngay lập tức thuê người để tìm người anh . hai năm sau người em mới thấy người anh ở ngôi làng nghèo khó đó. Trong hai năm này , người anh trông rất gầy tuy nhiên anh ta rất chăm chỉ , người anh đã ngộ ra mọi thứ trong hai năm này : Người anh đã biết mik rất tham lam; người anh đã biết chăm chỉ thì mới có đồ ăn ngon ;không thể mãi mãi dựa hơi vào đồng tiền của đời trước được ;số tiền chất như núi cũng có thể tiêu hết được. Khi về nhà, người anh đã chăm chỉ hơn và được cả làng công nhận.Người em thấy vậy liền đón người anh về nhà mik.Thế là gia đình bốn người đó đã sống hạnh phúc bên nhau.

 

Như chúng ta đã thấy ở câu chuyện trên ,người anh đã rất tham lam . Nhưng qua hai năm , người anh đã ngộ ra và chăm chỉ hơn .Vậy chúng ta học được bài học là ko nên tham lam.


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Phong
Xem chi tiết
sữa cute
Xem chi tiết
Giang
Xem chi tiết
Đoàn Hà Linh
Xem chi tiết
thu thủy phạm
Xem chi tiết
Đặng Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Xuân Phú
Xem chi tiết
Hà Huy Dương
Xem chi tiết