thu thủy phạm

kể viết một câu chuyện nói về truyền thống tốt đẹp của Hải Dương . 

chỉ tui

Nguyen Hoang Ha Giang
25 tháng 3 2022 lúc 10:15
Nói đến Hải Dương, nhiều người thường gọi với cái tên xứ Ðông, bởi nơi đây vốn là trấn phên dậu phía đông của kinh thành Thăng Long xưa. Có thể khẳng định rằng truyền thống văn hiến từ ngàn xưa chính là niềm tự hào, đồng thời là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất Hải Dương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa xứ Đông vừa mang đặc trưng của văn hóa Việt Nam vừa có những nét đặc trưng riêng có của người Hải Dương, của vùng đất được mệnh danh là "địa linh, nhân kiệt". 

Văn hóa xứ Đông có bề dày lịch sử thể hiện qua những di tích lịch sử văn hóa. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ đồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)... Văn hóa Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hóa đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Hải Dương cũng là nơi lưu giữ lịch sử về 3 danh nhân vĩ đại, đó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời". 

Văn hóa xứ Ðông là truyền thống của những phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay, được lưu truyền và thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Điển hình là lễ hội Côn Sơn (mùa xuân), lễ hội đền Kiếp Bạc (mùa thu), là hai trong những lễ hội lớn nhất của cả nước và nhiều lễ hội truyền thống khác. Các lễ hội đều có các hoạt động đám rước lớn và các trò chơi dân gian đặc sắc, như: trò thuỷ chiến (lễ hội đền Kiếp Bạc), bơi chải (lễ hội đền Quát), đánh gậy (lễ hội đền Cuối), hát chầu văn (Ninh Giang), trò đánh bệt (lễ hội đền Sượt, TP Hải Dương), thi nấu cơm (lễ hội chùa Hào Xá, Thanh Hà), đu tiên, leo núi, du xuân (lễ hội Côn Sơn)... Với 566 lễ hội được khôi phục, lễ hội xứ Ðông mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, ngợi ca những bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc có công với dân với nước, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", hướng đến sự cao đẹp chân - thiện- mỹ.  

Xứ Ðông còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát chèo của vùng đồng bằng Bắc Bộ. "Chiếng chèo Ðông" với những nghệ nhân tên tuổi như: Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bông, cố Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh Lý... có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển nghệ thuật hát chèo Việt Nam. Ngoài ra còn lưu giữ nhiều loại hình văn nghệ dân gian như nghệ thuật tuồng, múa rối nước, xiếc, hát ca trù, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca dao, tục ngữ. Vốn văn hóa truyền thống phong phú ấy đã bộc lộ những nét nhuần nhị, trữ tình, lạc quan, đầy lãng mạn trong tính cách của người xứ Ðông.
 
Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Duy Thanh
Xem chi tiết
??]]
Xem chi tiết
Đức Nguyễn
Xem chi tiết
Ngô Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Minh Lê
Xem chi tiết
Thục Quyên
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Erina ♥
Xem chi tiết
Lịch Phan
Xem chi tiết
cấn thị kim liên
Xem chi tiết