Quãng đường từ nhà đến trường 2500m , một học sinh A đi với vận tốc 12km/h , một học sinh B đi với vận tốc 5km/h. Vậy bạn nào đi tốn nhiều thời gian hơn ?
Hai người đi bộ cùng khởi hành từ A đến B . Người thứ nhất đi nửa thời gian đầu với vận tốc 5km/h , nửa thời gian sau đi với vận tốc 4km/h . Người thứ 2 đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 4km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc 5km/h. Người nào đến B trước ?
Câu 1.
Hai bạn An và Bình cùng xuất phát đi từ A đến B. An đi theo cách: nửa quãng đường đầu đi với vận tốc 30 km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc 20km/h. Bình đi theo cách: nửa thời gian đầu đi với vận tốc 20km/h, nửa thời thời gian còn lại đi với vận tốc 30km/h.
a. Tính vận tốc trung bình của mỗi bạn trên cả quãng đường AB.
b. Cho biết thời gian chuyển động từ A đến B của hai bạn hơn kém nhau 15phút. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian đi hết quãng đường AB của mỗi bạn.
c. Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của hai bạn trên cùng một hệ trục tọa độ (trục hoành biểu diễn thời gian, trục tung biểu diễn quãng đường).
Câu 2.
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) có khối lượng 2m (kg) ở nhiệt độ t3 = 450C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 100C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất.
Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900 J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác.
Bạn Nga đi từ nhà đến trường mất thời gian 15phút. Quãng đường từ nhà của Nga đến trường dài 1,2km.
a. Tính vận tốc của bạn Nga.
b. Biết rằng sau 5 phút kể từ lúc Nga xuất phát thì bạn Hà bắt đầu rời trường bằng xe đạp và đi với vận tốc 7,2km/h theo hướng ngược lại với Nga. Hỏi sau khi Nga xuất phát bao lâu hai bạn gặp nhau?
Hai anh em Tú và Hùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tú đi trước với vận tốc 12km/h. Hùng xuất phát sau Tú 10 phút với vận tốc 18km/h và tới trường cùng lúc với Tú. Quãng đường từ nhà Tú và Hùng đến trường là:
A. 3km.
B. 6km.
C. 8km.
D. 10km.
Câu 1: Bố bạn Hà chở Hà đi học bằng xe máy từ nhà đến trường với vận tốc trung bình là 20km/h hết thời gian 15 phút. Khi đi về Bố bạn Hà cần đi với vận tốc bao nhiêu để được vận tốc trung bình cả đi và về là 25km/h.
A. 30 km/h
B. 25km/h
C. 27,28km/h
D. 33,33km/h
Câu 2: Một ô tô đi từ A đến B theo 3 giai đoạn. Đi 1/5 quãng đường đầu với vận tốc 45 km/h. Đi 2/5 quãng đường tiếp theo với vận tốc 15 km/h. Đi nốt quãng đường còn lại với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên toàn bộ AB là
A. 15,5km/h
B. 22,5 km/h
C. 30km/h
D. 45km/h
Câu 3: Khi nói về lực khẳng định nào sau đây là không đúng ?
A. Lực có thể làm vật biến dạng
B. Lực chỉ có thể làm vật biến đổi chuyển động
C. Lực là một đại lượng véc tơ.
D. Lực có điểm đặt
Câu 4: Khi kéo vật trượt trên sàn nhà thì lực ma sát sinh ra có đặc điểm nào sau đây ?
A. Cùng chiều với chiều di chuyển của vật.
B. Có độ lớn bằng lực kéo khi vật chuyển động đều.
C. Có phương vuông góc với mặt sàn.
D. Có điểm đặt là ở mặt sàn nhà
Câu 5: Lực nào sau đây không phải là áp lực?
A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.
B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.
C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực người đứng tác dụng lên sàn nhà.
Câu 6: Trong các trường hợp sau trường hợp nào làm tăng áp suất ?
A. Kê gạch vào các chân giường.
B. Làm móng to và rộng khi xây nhà.
C. Mài lưỡi dao cho mỏng.
D. Lắp các thanh tà vẹt dưới đường ray xe lửa
Câu 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước và dầu. Biết cột dầu cao 8dm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3 và củanước là 10000 N/m3. Áp suất tại đáy cột dầu và tại đáy cột nước tương ứng lần lượt là
Hãy chọn đáp án đúng.
A. 8000 N / m2 và 12000N/m2
B. 6400 N / m2 và 4000N/m2
C. 8000 N / m2 và 18400N/m2
D. 6400 N / m2 và 10400N/m2
Câu 8: Một khúc gỗ có thể tích 4dm3 được thả vào nước thì chìm một nửa trong nước, nước có khối lượng riêng 1000kg/m3. Khối lượng khúc gỗ là
A. 2kg
B. 20kg
C. 4kg
D. 40kg
Câu 9: Treo quả cầu vào lực kế đo trong không khí lực kế chỉ 15N. Nếu treo quả cầu vào lực kế và để quả cầu chìm hoàn toàn trong dầu thực vật thì lực kế chỉ 11N. Biết dầu thực vật có trọng lượng riêng 8000N/m3. quả cầu có thể tích bao nhiêu ?
A. 500m3
B. 5000m3
C. 400m3
D. 800m3
Câu 10 : Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nó nổi 1/3 thể tích, Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3, Thể tích cả khối gỗ là 1,5m3 .Tính lực đẩy Ac simet tác dụng lên khối gỗ.
A. 5.000N
B. 15.000N
C. 10.000N
D. 1.000N
Một học sinh đi học bằng xe đạp với vận tốc 2,7m/s. Biết đường đi từ nhà đến trường dài 5km. Thời gian bạn học sinh đó đi đến trường hết:
Một bạn học sinh đi học từ nhà đến trường với vận tốc trung bình 30km/h. Khi đến trường, bạn học sinh đó chợt nhớ quên mang theo vở bài tập vật lí nên liền quay về nhà với vận tốc trung bình 40km/h. Để đến trường đúng giờ bạn đó phải đi với vận tốc 45km/h. Tính vận tốc trung bình bạn học sinh đó phải đi từ nhà đến trường sau các lần đi. (Bỏ qua thời gian lên xuống xe cũng như thời gian vào nhà lấy vở, cho rằng bạn học sinh đó đi và về trên cùng một con đường
Một bạn hs đi xe đạp điện từ nhà đến trường. Trong 10 phút đầu đi được quãng đường 3,6km, quãng đường còn lại dài 5,4km đi mất thời gian t² thì đến trường. Biết vận tốc của xe trên cả hai quãng đường là 10m/s. Hãy tính thời gian đi hết quãng đường thứ 2?
Lúc 6h20p 2 bạn chở nhau đi học với vận tốc V1=12km/h, sau khi đi được 10 phút thì 1 bạn chợt nhớ mình bỏ quên bút ở nhà nên quay lại và đuổi theo với vận tốc như cũ. trong lúc đó bạn thứ 2 tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc V2=6km/h và 2 bạn gặp nhau tại trường. A) 2 bạn đến trường lúc mấy giờ, đúng giờ hay trễ học, biết giờ vào học là 7h00 B) tính quãng đường từ nhà đến trường C) để đến nơi đúng giờ vào học, bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu? 2 bạn gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách trường bao xa?