Âm thanh do các vật rung động phát ra nên khi mặt trống dao động ta nghe được âm thanh
Âm thanh do các vật rung động phát ra nên khi mặt trống dao động ta nghe được âm thanh
Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?
A. Con lắc không phải là nguồn âm.
B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được.
C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.
D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.
Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra (tiếng u …u…), trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra (như hình). Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?
Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào những chỗ chấm. Khi dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt trống sẽ ……………và phát ra âm thanh khi mặt trống hết ….. thì âm thanh cũng không phát ra nữa.
a bị bóp méo – căng
b dao động – dao động
c căng - căng
d rung lên – cường độ
Khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng, ta nghe được âm thanh phát ra. Hãy giải thích tại sao
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây.
1. Khi dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt trống sẽ ................................ và phát ra âm thanh.
2. Khi vật dao động ..................... thì số lần dao động của vật thực hiện trong một giây càng lớn, tức là .................... dao động càng lớn. Vật nào có.................. dao động ......... thì phát ra âm thấp.
3. Biên độ dao động ..........................................thì âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị .......................
4. Âm có thể truyền qua các môi trường ……………...........………....., nhưng không truyền qua ………….
5. Trong 1 môi trường ..........................,và ....................... ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động... âm phát ra...
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động... âm phát ra...
Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm, Trong những hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm?
A. mặt bàn dao động phát ra âm.
B. tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.
C. cả tay và mặt bàn đều dao động phát ra âm.
D. lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
Khi đóng đinh, ta thường nghe thấy âm thanh phát ra, âm thanh đó do vật nào dao động phát ra
Câu 1: Âm thanh được tạo ra nhờ
A. Nhiệt
B. Điện
C. Ánh sáng
D. Dao động
Câu 2: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống
B. Dùi trống
C. Mặt trống
D. Không khí xung quanh trông
Câu 3: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ
A. 20Hz đến 20000Hz
B. Dưới 20Hz
C. Lớn hơn 20000Hz
D. 200Hz đến 20000Hz
Câu 4: Có 4 li nước (dạng li cao) giống nhau, được đổ nước vào với các mực nước khác nhau. Dùng thìa gõ vào thành li, ta nghe thấy âm thanh khác nhau phát ra
A. Li có mức nước càng cao âm thanh phát ra càng to
B. Li có mức nước càng thấp phát ra âm thanh càng to
C. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng cao
D. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng trầm
Câu 5: Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động?
A. 20 dao động
B. 40 dao động
C. 1200 dao động
D. 2400 dao động
Câu 6: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
B. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz có âm nhỏ hơn.
C. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz có âm to hơn.
D. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz bổng hơn.
Câu 7. Âm phát ra càng cao khi:
A. Độ to của âm càng lớn.
B. Thời gian để thực hiện một dao động càng lớn
C. Tần số dao động càng lớn.
D. Vận tốc truyền âm càng lớn
Câu 8. Người ta đo được tần số dao động của một số dao động như sau: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ?
A. Vật dao động có tần số 100 Hz
B. Trong một giây vật dao động được 70 dao động
C. Vật dao động có tần số 200Hz
D. Trong một phút vật dao động 1500 dao động
Câu 9. Đơn vị của tần số là
A. Héc (Hz)
B. Giây (s)
C. Mét trên giây (m/s)
D. Ben (B).
Câu 10. Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 2000 dao động, tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?Tai người nghe được âm do lá thép phát ra không?
A. 100 Hz, Tai người nghe được âm do lá thép phát ra vì có tần số dao động nằm trong giới hạn nghe được của tai người.
B. 40000 Hz, Tai người nghe được âm do lá thép phát ra vì có tần số dao động nằm trong giới hạn nghe được của tai người.
C. 100 Hz, Tai người không nghe được âm do lá thép phát ra vì có tần số dao động nằm ngoài giới hạn nghe được của tai người.
D. 20 Hz, Tai người nghe được âm do lá thép phát ra vì có tần số dao động nằm trong giới hạn nghe được của tai người.