Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Doanthilan

Giải thích nội dung câu tục ngữ: " Uống nước nhớ nguồn ".

Giúp mình với!

Quỳnh Như
25 tháng 3 2017 lúc 9:41

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?

“Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Vậy tại sao chúng ta lại phải uống nước nhớ nguồn? Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể… và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn, không nhớ đến cội nguồn, chỉ biết hưởng thụ mà không làm, không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám, ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trải qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

Minh Nhân
18 tháng 8 2019 lúc 14:16

Tham Khảo

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Nguyen
18 tháng 8 2019 lúc 15:15

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Thảo Phương
18 tháng 8 2019 lúc 16:36

Mở bài:
-Giới thiệu câu tục ngữ
Thân bài:Giải thích
*Nghĩa đen:
-Uống nước là sự thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranhcách mạng của người khác, của thế hệ đi trước
-Nguồn là nơi xuất phát của nguồn nước-người tại ra thành quả
*Nghĩa bóng: con người khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn, nhớ ơn, đền ơn xứng đáng đối với những người đã tạo dựng, đem lại thành quả
*Nghĩa sâu:
-Trong thiên nhiên, xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Tương tự trong cuộc sống ko có thành quả nào mà ko có công lao của 1 ai đó tạo nên
-Khi hưởng thành quả cần phải biết ơn, đền ơn người tạo ra thành quả.
-Lòng biết ơn giúp ta gằn bó với gd,vs tập thể, vs cộng đồng ạo nên 1 xã hội thân ái, đoàn kết.
-Con người sống thiếu lòng biết ơn, ko có hành động đền ơn, người ấy sẽ trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm- bị xã hội lên án.
-Vì n~ lẽ trên, uống nước nhớ nguồn chính là đạo lí mà mỗi người cần fải có, cần fải rèn luyện,phấn đấu;xem đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
-Nhớ nguồn ko chỉ = lí thuyết xuông,= khẩu hiệu xuông mà fải đc thể hiện qua hành động, việc làm cụ thể.
-Cấn biết giữ gìn, bảo vệ thành quả người đi trước tạo ra (công trình, nhà máy kq xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông|)
-Biết sd thành quả 1 cách đúng đắn, tiết kiệm.
-Mỗi người càn fải có ý thức góp phần tạo nên thành quả chung để làm phong phú thành quả của dân tộc, của đất nước, của nhân loại
-Đặc biệt cần có ý thức, hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công lao vs đất nước
Kết bài:nêu suy nghĩ

minh nguyet
18 tháng 8 2019 lúc 22:11

Tham khảo:

Một trong những thước đo về nhân cách và giá trị của con người không thể không kể đến lòng biết ơn, phải chăng vì thế ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

Vậy “uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? Bất kỳ một điều gì trong cuộc sống này đều có nguồn cội, và “nước” cũng vậy, “nước” đi ra từ “nguồn”. Xét về nghĩa thực thì câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta khi tận hưởng những dòng nước ngọt mát, đừng quên đi nơi cội nguồn đã cho ta dòng nước ấy. Nhưng, ở một tầng nghĩa sâu sắc hơn, ông cha ta đã mượn hình ảnh của “nước” và “nguồn” để nhắn nhủ con cháu đời sau đạo lý về lòng biết ơn. Khi ta được kế thừa thành quả , đừng bao giờ quên đi công lao của những người đã tạo ra thành quả ấy để ta được kế thừa và hưởng thụ.

Bài học đạo lý mà ông cha ta gửi gắm quả thật vô cùng đúng đắn và giàu ý nghĩa. Vậy thì, tại sao con người ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả? Trước tiên, cần phải hiểu, mọi vật chất trong cuộc sống này đều có cội nguồn, xuất phát từ bàn tay của những người đã tạo ra nó. Không có thứ gì là tự nhiên mà có, cuộc sống của chúng ta được đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhiên về tinh thần là cả một công lao to lớn trong quá khứ mà ông cha ta đã kiên cường và dựng xây. Thời vua Hùng đã có công dựng nước, rồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trang sử vàng của dân tộc không lúc nào thôi điểm tên những người anh hùng, những tập thể đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi giang sơn để chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Rồi trong cuộc sống hàng ngày, những thứ đơn giản nhất như miếng cơm ta ăn, chiếc dép ta đi, giọt nước ta uống,..hay những món đồ công nghệ cao như ti-vi, điện thoại,...để có được những thứ ấy, cũng là cả một quá trình gian nan, vất vả mà con người lao động, nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi mà chúng ta có hôm nay đều nhờ vào biết bao tinh hoa, sức lao động, thậm chí là cả sự hy sinh của những thế hệ đi trước, của bao cá nhân góp phần xây dựng, đem đến một cuộc sống phát triển và ấm no.

Do đó, chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thành quả ấy, kính trọng những giọt mồ hôi, nước mắt , công sức của biết bao người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, đã có biết bao những lời răn dạy của anh cha ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Hay,
“Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”
...và còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay mà giàu triết lý khác. Vậy nên có thể thấy, biết ơn, hướng về cội nguồn luôn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xa xưa đến nay, và cho đến tận bây giờ, nó vẫn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao dân tộc ta có những ngày lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hay những hoạt động tri ân cha mẹ trong ngày lễ Vu lan, tôn vinh công lao, đức hy sinh của những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Sống có trước có sau, biết ơn nguồn cội sẽ góp phần xây dựng một dân tộc giàu truyền thống đạo lý. Khi ta biết kính trọng những thành quả mà ta nhận được, cuộc sống cũng trở nên giàu ý nghĩa hơn. Nhân cách con người cũng từ đó mà được rèn luyện. Một con người có lòng biết ơn sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ Quốc, với dân tộc, sẽ không sống vô cảm, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ, đem lại những “ trái thơm quả ngọt” để họ hưởng thụ hôm nay. Đó là những con người đáng cần phê phán. Khi đã tiếp thu được đạo lý ấy, mỗi người chúng ta cần phải phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức thật tốt, thay vì nhận lấy, hãy nói thêm câu “Cảm ơn”, luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đem đến cho mình. Không nên sống bội bạc, vô cảm, thờ ơ, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc.

Mỗi chúng ta giống như những bông hoa vậy, khi còn là mầm hạt , ta nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của nước, của những chất dinh dưỡng để ta phát triển và nở rộ. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố ấy, liệu hạt giống có thể nảy mầm? Vậy nên hãy luôn nhớ ơn những yếu tố, những con người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn vẹn nguyên giá trị dù là trong quá khứ, hay hiện tại, và cả tương lai.

B.Thị Anh Thơ
19 tháng 8 2019 lúc 17:50

Từ ngàn xưa đến nay đã có rất nhiều kẻ phản bội, vong ơn, bội nghĩa và hành động “Ăn cháo đá bát”đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Nhân dân ta vốn căm ghét những kẻ đó vì đấy là hành động trái với truyền thông của dân tộc, một truyền thống cao đẹp của đất nước, đó là lòng biết ơn, sự tôn trọng người đã làm ra các sản phẩm cho đời sau. Để cho con cháu và người đời sau không đi con đường xấu đó và tiếp tục duy trì, phát triển một đạo lí, một truyền thống cao đẹp của dân tộc, ông bà xưa đã có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về câu tục ngữ trên để có được những hành động đúng theo lời dạy của ông bà.

“Uống nước”là gì? Đó là một hành động thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Việc làm ấy sẽ giúp con người thoát qua những cơn khát, những sự mệt nhọc. Hay nói rộng ra đó chính là con người đang sử dụng những thành quả lao động của kẻ khác, của những người làm việc cực nhọc suốt ngày đêm. Còn “nguồn”? “Nguồn”là nơi xuất phát ra dòng nước, từ nơi đó dòng nước bất đầu chảy, chảy mãi cho đến hạ lưu và từ đó đưa nước đến các gia đình. “Nguồn”là người đã làm việc để tạo ra thành quả, là người tạo ra sản phẩm bằng công sức của mình để phục vụ cho xã hội, đất nước và những ngưò'i khác để rồi những con người đó tiếp tục làm việc để trở thành “nguồn”tạo nên các sản phẩm mới cho thế hệ mai sau đang tiến tới.

“Uống nước nhớ nguồn”là lời dạy của người xưa để cho các thế hệ sau phải luôn biết ơn đến những người đi trước, những người đã cống hiến cho xã hội và những người đã làm nên sản phẩm cho chúng ta sử dụng, sống một cuộc sống tiện nghi, thoải mái hơn. Kể “uống nước”phải luôn nhớ đến “nguồn”nước nơi đã cho họ dòng nước tươi mát, ngọt ngào. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một hành động mà con người Việt Nam phải có.

Thế tại sao chúng ta phải “uống nước nhớ nguồn”?

Trước nhất, không có một sản phẩm nào tự nhiên mà có, tự nhiên xuất hiện hay từ trên trời rơi xuống. Tất cả từ một vật lớn đến một vật nhỏ, từ một thành quả bé đến thành quả to đều cần có người làm ra. Các sản phẩm là kết quả của sự làm việc khó nhọc, của sự lao động quên mình của người tạo ra nó. Đã có những sản phẩm được tạo thành phải trải qua một thời gian rất dài và đôi khi người đầu tiên làm ra nó phải trả giá rất đắt, có khi bằng sinh mạng của mình để chúng ta ngày nay có thể sử dụng được. Những viên thuốc chúng ta dùng khi bệnh, ngọn đèn cháy sáng giúp chúng ta học, hay cái áo, chiếc lược đều là công sức của những người làm ra nó: vị bác sĩ, một nhà khoa học hay người công nhân. Họ là những người lao động vất vả để có sản phẩm cho ta dùng. Ta phải kính trọng họ dù cho họ giữ địa vị cao hay thấp trong xã hội.

Không những vậy, con người cũng chính là một sản phẩm của xã hội, nhà trường, cha mẹ đã tạo ra những con người có ích cho đất nước, cho thê giới. Những nhà khoa học nổi tiếng như Pha-ra-đây, Niu-tơn, Am-pe đã phát minh ra những sản phẩm mà người đời sau như chúng ta đã sử dụng chúng và sản phẩm đó đã giúp ích cho cả thế giới chứ không chỉ riêng một nước. Xã hội Việt Nam ta đã tạo ra những con người anh hùng đã dũng cảm đấu tranh bảo vệ đất nước thân yêu, nền độc lập lâu đời của dân tộc. Những Phạm Ngũ Lão, người con trai thời Trần trong ba lần chống quân Nguyên Mông; Lí Thường Kiệt cùng ba quân chống giặc Tống và một Nguyễn Trãi, Lê Lợi cùng quân dân đánh đuổi giặc Minh khỏi đất nước sau hai mươi năm xâm lược Việt Nam hay những người bộ đội Cụ Hồ đã hi sinh bao xương máu cho quê hương để ngày nay chúng ta có thể vui bước đến trường. Tất cả đều là những người mà ta cần ghi nhớ. Nhưng họ lại là sản phẩm của xã hội, của nhà trường, các bậc cha mẹ. Ta phải biết ơn xã hội vì đã tạo ra những sản phẩm tốt, những thànhquả có ích cho quê hương, cho đất nước.

Cuối cùng, hành động nhớ ơn còn là một truyền thống, một đạo lí tót đẹp có từ ngàn xưa. Đã là một thành phần của xã hội, đất nước, một sản phẩm của xã hội, chúng ta phải có lòng nhớ ơn, phải học theo hành động “Uống nước nhớ nguồn”chứ không thể là một kẻ “Ăn cháo đá bát”đem lại sự nguy hiểm cho đất nước. Một con người Việt Nam thì không thể thiếu được lòng nhớ ơn, biết kính trọng các sản phẩm của người khác. Ông bà ta còn có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đã là người thì phải biết nhớ đến công sức của kẻ tạo ra, của người đã lao động tạo nên sản phẩm vì nếu không có họ chúng ta sẽ không thể nào thừa hưởng, sử dụng các thành quả đó.

Để báo đáp công lao của người đi trước, của kẻ đã tạo ra sản phẩm, thành quả, chúng ta, những người đi sau, những kẻ thừa hưởng phải có hành động đúng. Chúng ta phải biết sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả với các thành phẩm dó. Chúng ta không chỉ có sử dụng mà còn phải bảo vệ và tiếp tục tạo nên các thành quả, sản phẩm khác giúp cho đất nước phát triển và để lại cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta phải có hành động cụ thể chứ không chỉ nói suông. Chỉ có hành động mới thể hiện được tấm lòng thật. Hiện nay, các cơ quan nhà nước và những xí nghiệp đang thi đua để xây dựng nhà tình nghĩa giúp đỡ cho các gia đình có công với cách mạng. Đó cũng là một hình thức đền ơn đáp nghĩa của nhà nước đối với người đã hi sinh vì Tổ quốc. Hay chính chúng ta vào ngày 20- 11 hàng năm, lại đến thăm các thầy cô cũ và mới để thể hiện một tấm lòng kính trọng thầy cô, sự biết ơn của chúng ta, của cha mẹ chúng ta đối với thầy cô, những người đã lao động cực nhọc trên bục giảng để cho chúng ta kiến thức.

“Uống nước nhớ nguồn”là một lời dạy rất có giá trị. Tuy ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến nay và mai sau nữa lời dạy đó luôn có giá trị, không mai một theo thời gian. Lời dạy đó sẽ giúp cho chúng ta, những người học sinh và mai sau sẽ là người chủ của đất nước có thêm những hành trang vững chắc để bước vào đời, xây dựng đất nước. Chúng ta là người thừa hưởng đạo lí tốt đẹp đó phải tiếp tục phát triển và duy trì truyền thống này để không phụ lòng người di trước và các thế hệ sau có thể thừa hưởng được những đức tính tốt đẹp.

Câu tục ngữ cho em một bài học tốt. Không chỉ riêng em mà còn rất nhiều người học sinh khác, đó chính là sự biết ơn đối với những người đã làm ra sánphẩm cho chúng ta sử dụng, thừa hưởng. Bản thân em còn là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa thể làm việc để tự tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho thế hệ sau. Hiện nay, em chỉ là kẻ thừa hưởng những sản phẩm của cha mẹ, thầy cô, đó là những kiến thức, sự giáo dục. Do đó, em phải chăm ngoan học hành, nghe lời dạy bảo để đáp lại phần nào công lao to lớn ấy. Những lời dạy đó sẽ giúp em đứng vững trước những trở ngại trong cuộc sống sau này.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 5:25
Dàn ý Giải thích câu Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Các câu hỏi tương tự
ngat hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết
đỗ tuấn dương
Xem chi tiết
Khánh Gaming NXE
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Sang Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Uyên Nhi
Xem chi tiết