Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Hinamori Amu

Giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" và đề bài chứng minh câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn". Có gì giống và khác nhau về mục đích.

Các bạn giúp mình với, mai mình phải nộp rùigianroi Cảm ơn các bạn nhiều nha!

ánh nguyệt nguyễn vũ
21 tháng 3 2017 lúc 22:23

Uống nước nhớ nguồn.

MB: Để khuyên ta phải nhớ ơn và đền ơn cho những người đi trước đã đem thành quả cho mình hưởng thụ. Ông cha ta đã có câu "Uống nước nhớ nguồn"

TB: Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng.

Nghĩa đen: Uống nước là hưởng thụ thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người đi trước dành cho thế hệ sau.

+Nguồn: Là nơi xuất phát của dòng nước, là cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng.

+Nhớ nguồn: Thành quả không tự nhiên mà có cho nên con người hưởng thụ phải biết ơn giữ gìn và phát huy những thành quả đó. Từ đó câu tục ngữ đua ra một chiếc lý sống, khi hưởng thụ thanhf quả thì ta phải nhớ ơn và đền ơn những người đem lại thành quả cho ta hưởng thụ.

- Tại sao uống nước lại phải nhớ nguồn? Trong thiên nhiên và xã hội không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào là không có công của một ai đó tạo nên

+ Lòng biết giúp ta gắng bó với ông bà, cha mẹ,... tạo ra một xã hội nhân ái đoàn kết thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa. Vì vậy "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí mà con người cần phải có và nó ddaxx trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

- Lòng biết ơn được thể hiện như thế nào? Chúng ta phải biết bảo vệ thành quả của người đi trước tạo ra. Sử dụng thành quả lao động đúng đắn

+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung. Làm phong phú thêm thành quả của thành quả dân tộc nhân loại. Có ý thức và hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với tổ quốc ta.

- Trong cuốc sống chúng ta ngày nay đã duy trì và phát huy lòng biết ơn qua các ngày giỗ tổ mùng 10-3, để nhớ ơn những người đã công dựng nước. Trong gia đình nhad nào cũng có bàn thờ gia tiên để nhớ những người thân đã khuất. Đồng thời có ý phụng dưỡng hiếu thảo với cha mẹ trước tuổi già. Ngày 27-7 để tưởng nhớ những người đã hy sinh vì đất nước. Hay ngày 20-11, để nhớ ơn những người đã có công dạy dỗ.

- Cần phải phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa.

KB: Uống nước nhớ nguồn là những lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những phẩm chất tốt đẹp này để xã hội chúng ta ngày càng văn minh hiện đại hơn.

Có gì bạn ghép bài lại nha vui

Thảo Phương
22 tháng 3 2017 lúc 8:31

Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả.


Các câu hỏi tương tự
ngat hoang
Xem chi tiết
Anh Doanthilan
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
England
Xem chi tiết
đỗ tuấn dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
Tạ Mai Phương
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết