Giải chi tiết giúp em nhé :)
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí CO2 thu được khi đốt cháy X bằng 0,75 lần thể tích oxi cần dùng để đốt (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O2. B. C3H8O3. C. C3H8O. D. C3H4O.
Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước Br2, Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
A. CH2=CH2 B. CH2=CH-CH2-CH3 C. CH3-CH=CH-CH3 D. CH2=C(CH3)2
Câu 18: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5).
A. 2,3-đimetylbutan. B. butan. C. 2-metylpropan. D. 3-metylpentan.
Câu 19: Khi cho 50ml dung dịch NaOH 0,5M vào 50ml dung dịch CH3COOH thu được dung dịch có chứa 3,55 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của CH3COOH trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; C = 12; Na = 23):
A. 0,75M. B. 0,25M. C. 1M. D. 0,5M.
Câu 20: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH thu được chất M. M có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon. Chất X có thể là:
A. HCOOCH3. B. CH3COOC(CH)3=CH2.
C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH=CH2.
Câu 16:
- Đặt CTTQ: CxHyOz
CxHyOz+(x+\(\dfrac{y}{4}-\dfrac{z}{2}\))O2\(\rightarrow\)xCO2+\(\dfrac{y}{2}H_{2_{ }}O\)
Theo đề có: \(\dfrac{2x}{y}=\dfrac{3}{4}\rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{8}\rightarrow x=0,375y\)
x=0,75(x+\(\dfrac{y}{4}-\dfrac{z}{2}\))\(\rightarrow\)0,25x=0,1875y-0,375z\(\rightarrow\)0,09375y=0,375z
\(\rightarrow\)y=4z\(\rightarrow\)z=0,25y
x:y:z=0,375:1:0,25=3:8:2
C3H8O2 đáp án A
Câu 17:
- Gọi số mol hỗn hợp là 1 mol
- Gọi số mol H2 là a, số mol CnH2n là b
a+b=1(1)
2a+14nb=18,2(2)
CnH2n+H2\(\rightarrow\)CnH2n+2
Do Y không làm mất màu Br2 nên Y gồm: Số mol CnH2n+2 bmol, Số mol H2 dư=a-bmol
(14n+2)b+2(a-b)=260a\(\rightarrow\)14nb+2a=26a(3)
- Từ 2 và 3 ta có: 26a=18,2\(\rightarrow\)a=0,7 mol
b=0,3mol thế a và b vào (1) suy ra n=4\(\rightarrow\)C4H8 Do Anken tác dụng HBr tạo 1 sản phẩm duy nhất nên Anken phải có cấu tạo đối xứng nên CTCT: CH3-CH=CH-CH3
Đáp án C
Câu 18:
- Đặt Công thức CnH2n+2
2n+2=\(\dfrac{16,28}{100}\left(14n+2\right)\)
\(\Leftrightarrow\)200n+200=227,92n+32,56\(\rightarrow\)27,92n=167,44\(\rightarrow\)n=6\(\rightarrow\)C6H14\(\rightarrow\)tác dụng Cl2 tỉ lệ 1:1 mà chỉ thu được 2 sản phẩm đồng phân nên trong cấu tạo chỉ có 2 vị trí thế nên Đáp án A là đúng
Câu 19:
nNaOH=0,025mol
Gọi số mol CH3COOH là x mol
CH3COOH+NaOH\(\rightarrow\)CH3COONa+H2O
Khả năng là NaOH dư: 0,025-x mol, CH3COONa xmol
40(0,025-x)+82x=3,55\(\rightarrow\)42x=2,55\(\rightarrow\)x=0,06mol
nồng đọ mol CH3COOH=0,06:0,05=1,2M