a) Quốc Toản
b) chị mèo bước
c) thỏ mẹ và đàn con
d) anh chàng trống trường tôi
a) Quốc Toản
b) chị mèo bước
c) thỏ mẹ và đàn con
d) anh chàng trống trường tôi
Bài mẹ mèo mẹ và đại bàng
Mèo Mẹ cùng đàn con đang dạo chơi vui vẻ. Mặt trời mùa xuân tỏa xuống ấm áp và cái gia đình bé ấy rất hạnh phúc.
Đột nhiên, không rõ từ đâu, một con chim Đại Bàng khổng lồ xuất hiện. Nhanh như chớp, nó lao từ trên cao xuống và quắp lấy một chú mèo con. Nhưng khi Đại Bàng chưa kịp bay lên, Mèo Mẹ đã túm chặt lấy nó. Con chim dữ bèn buông Mèo Con ra để chống lại Mèo Mẹ. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt, một mất, một còn.
Đôi cánh tay khỏe, cái mỏ cứng, đôi chân chắc với những móng nhọn cong dài đã tạo cho Đại Bàng ưu thế lớn: nó cào toạc da và mổ lòi một mắt Mèo Mẹ. Song Mèo Mẹ vẫn anh dũng bám chặt lấy Đại Bàng bằng những móng vuốt của mình và cắn rách cánh phải của nó.
Từ lúc ấy, chiến thắng đã nghiêng về phía Mèo Mẹ. Song Đại Bàng vẫn còn rất khỏe mà Mèo Mẹ thì đã thấm mệt. Tuy vậy, nó vẫn cố thu hết sức, khéo léo nhảy lên và đánh Đại Bàng ngã lăn ra đất. Ngay lập tức, Mèo Mẹ cắn đứt đầu Đại Bàng, và rồi không để ý tới những vết thương mang trên mình, Mèo Mẹ bắt đầu liếm đứa con bé bỏng vừa bị thương bởi móng vuốt của Đại Bàng.
Qua câu chuyện, con có suy nghĩ gì về tình cảm của những người mẹ dành cho con của mình ?
1. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong các câu sau:
a. Những cô gái thủ đô hớn hở, màu áo rực rỡ.
b. Bất thình, chị mèo mướp phóng nhanh như tia chớp vồ gọn con chuột.
c. Thỏ mẹ và đàn con vui múa dưới trăng.
d. Anh chàng Trống trường tôi mới thức dậy sau ba tháng hè nằm ngủ.
e. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
f. Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc.
h. Bố của Mai đang sửa xe đạp cho Mai.
i. Thấp thoáng bên sống mấy lão thuyền chài.
h. Lấp ló bên gốc đa mái chùa cổ kính
Bài 3 : Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do ………………..tạo thành
Bài 4 : Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.
(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền thống …..của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
(3) Lòng……….. của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Bài 5: Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để tạo thành câu kể Ai là gì ?
a............ là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.
b............. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
c........... là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bài 6: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
(1) Quê hương
|
(2) Việt Nam
|
(3) Bác Hồ kính yêu
|
Bài 7: Xác định các câu kể mẫu Ai - là gì ? trong bài thơ sau và gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu ấy:
Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa'
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng... là nắng của cây.
Bài 8*: Đặt câu theo mẫu Ai-là gì có từ:
a) Dũng cảm là chủ ngữ
|
b) May mắn là chủ ngữ
|
Bài 9: Cho các từ sau: sông núi, lung linh, chật chội, nhà, dẻo dai, ngọt, phố xá, ăn, đánh đập.
Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).
Từ đơn | Từ láy | Từ ghép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).
Danh từ | Động từ | Tính từ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 10: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các đoạn văn dưới đây
a) Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:
- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.
b) Thị Kính - nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính - là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.
c) Một số nhiệm vụ của học sinh
- Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi
- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
d)Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: Châu – họa sĩ và Hiền – kỹ sư một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:
- Cậu có nhớ thầy Bản không?
- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?
|
|
|
Câu 5: Gạch chân dưới các từ láy có trong câu sau:
Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cu tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu:
Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.
Câu 7: Câu : Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
Thuộc kiểu câu ………. ……………………
Câu 8: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê - những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Dấu gạch ngang có tác dụng: …………………….........................................
Câu 9 : Đặt một câu kiểu câu kể Ai là gì? nói về một loài hoa mà em biết
......................................................................................................................
Gạch chân dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Dùng gạch chéo phân tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu tìm được.
Bà ngoại tôi nuôi một con mèo vàng. Nó tên là Ngố. Nó mới được một tuổi rưỡi nhưng lớn lắm. Nó ăn cơm với cá kho nhạt. Chủ nhật vừa rồi, cả nhà ăn bún chả. Không có cơm, bà cho nó cá kho với bún. Nó liếm sạch bát như lau như li. Xem ra nó khôn thật, chẳng ngố chút nào đâu! Ngố thường chạy cuống quýt trước tôi. Nó đang tập bắt chuột nữa đấy.
Tìm những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu vừa tìm được. (Có thể dùng thêm dấu gạch chéo / để phân tách bộ phận của chủ ngữ và vị ngữ) Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. con khoe với các bạn về bông hoa. Nghe con nói, bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đe4én nơi bông hồng đang ngủ. Con vạch lá tìm bông hồng. Các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy.
Dùng dấu gạch chéo để tách chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
A, Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.
B, Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con
Gạch chân dưới câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau
Rồi những người con cũng sẽ lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh lạc, chu đáo.
giúp mik với trả lời đúng mik tick cho help me~ mik cần gấp gấp và gấp nhanh giúp mik nhé