Cho các chất sau:
(1) dung dịch KOH (đun nóng);
(2) H2/ xúc tác Ni, t°;
(3) dung dịch H2SO4 loãng (đun nóng);
(4) dung dịch Br2;
(5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường;
(5) Na.
Triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D.5.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH.
(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.
(c) Cho glixerol tác dụng với Na kim loại.
(d) Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(e) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(f) Sục khí hiđro vào triolein đun nóng (xúc tác Ni).
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất:
(a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.
(b) Glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng.
(c) Metylmetacrylat tác dụng với nước brom.
(d) Tristearin cho phản ứng cộng với H2 có xúc tác Ni, đun nóng.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Hợp chất hữu cơ A mạch hở có công thức phân tử C7H10O5. Thủy phân hoàn toàn A trung dung dịch axit đun nóng thu được các hợp chất B, C, D theo sơ đồ sau:
A (C7H10O5) + H2O B + C + D. ⇆ H + , t ∘ A + Na → H2 + ….
D + Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam.
B + AgNO3 + NH3 + H2O → F + Ag + ….
F + NaOH → H↑ + ….
C + dung dịch Br2 → mất màu.
Biết B và C là hai chất hữu cơ đơn chức. Cho các nhận xét sau:
(a) A là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Dung dịch A làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
(c) Khi cho phản ứng H2 (xúc tác Ni, t°) một phân tử A phản ứng tối đa 2 phân tử H2.
(d) Dung dịch A có phản ứng tráng bạc (với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng).
(e) Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn A.
(g) A có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Số nhận xét đúng là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Hiđrat hóa hoàn toàn etilen trong môi trường axit, đun nóng.
(b) Đung nóng propyl axetat trong dung dịch NaOH loãng.
(c) Hiđrat hóa hoàn toàn axetilen có mặt xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 800C.
(d) Xà phòng hóa triolein trong dung dịch kiềm.
(e) Hiđro hóa hoàn toàn axetanđehit với H2 dư (xúc tác Ni, t0).
(g) Đun nóng etyl acrylat với dung dịch NaOH loãng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra ancol etylic là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Hiđrat hóa hoàn toàn etilen trong môi trường axit, đun nóng.
(b) Đung nóng propyl axetat trong dung dịch NaOH loãng.
(c) Hiđrat hóa hoàn toàn axetilen có mặt xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 800C.
(d) Xà phòng hóa triolein trong dung dịch kiềm.
(e) Hiđro hóa hoàn toàn axetanđehit với H2 dư (xúc tác Ni, t0).
(g) Đun nóng etyl acrylat với dung dịch NaOH loãng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo ra ancol etylic là:
A.3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Cho các phát biểu sau:
(1) Este tạo bởi ancol no đơn chức hở và axit không no đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) hở có công thức phân tử chung là C n H 2 n + 2 O 2 n ≥ 3
(2) Ở nhệt độ thường chất béo chứa chủ yếu (C17H33COO)3C3H5 là chất lỏng
(3) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
(4) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch
(5) Thủy phân hoàn toàn một este mạch hở X (chứa C, H, O) bằng dung dịch NaOH thu được mối Y
Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì luôn thu được Na2CO3, CO2 và H2O
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) NH3 + CuO → t °
(b) SiO2 + HF →
(c) HCl tác dụng Fe(NO3)2 →
(d) Fe3O4 + dung dịch HI →
(e) Dung dịch NaAlO2 + dung dịch HCl dư → t °
(g) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C → t °
(h) Dung dịch NH4Cl tác dụng NaNO2 đun nóng
(i) KNO2 + C + S → t °
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(c) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(d) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(e) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(f) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(g) Nung SiO2 và Mg (tỉ lệ mol 1:2) trong điều kiện không có không khí.
(h) Đốt khí H2S trong O2 dư.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7
B. 5
C. 6
D. 8
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2