Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Minh Ngọc

Đọc lại các đoạn trích miêu tả thầy Ha-men (Buổi học cuối cùng/SGK Ngữ Văn 2) và trả lời các câu hỏi dưới đây:

+ Điểm nhìn trần thuật: Qua lời của cậu bé Pranz

 - Có sự thay đổi về hình ảnh giữa hôm qua và hôm nay như thế nào?

 - Có sự xót thương, yêu mến, cảm phục, trân trọng thầy của cậu bé Pranz như thế nào?

+ Đặc điểm nhân vật (thầy Ha-men):

 - Thể hiện qua ngoại hình, trang phục?

 - Thái độ với học sinh?

 - Những lời nói về việc học tiếng Pháp?

 - Hành động cử chỉ lúc buổi học kết thúc?

-> Thầy Ha-men đã thể hiện tình yêu thế nào với học trò, với nghề, với tiếng Pháp, với đất nước Tổ quốc?

-> Thầy Ha-men gửi thông điệp như thế nào về ý nghĩa tiếng nói của dân tộc?

Mn ơi, mn làm nhanh giúp mik nhé. Ai làm xong trc mik t.i.c.k cho ạ. Thanks mn nhiều !!!

Nguyễn Thái Sơn
21 tháng 4 2020 lúc 22:38

 + Điểm nhìn trần thuật:

 - Có sự thay đổi về hình ảnh giữa hôm qua và hôm nay như thế nào?

câu này là sự thay đổi về thầy hamen hay phrang ? em giải thích rõ hơn nhé !

 - Có sự xót thương, yêu mến, cảm phục, trân trọng thầy của cậu bé Pranz như thế nào?

Hành động của cậu bé 

+Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.

+Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.

+Thấy tội nghiệp cho thầy Hiểu được lời khuyên của thầy

+Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.

⇒ Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.

⇒ Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.

+ Đặc điểm nhân vật (thầy Ha-men):

* Trang phục Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục Đội mũ bằng lụa đen thêu →

=>Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng. * -Thái độ đôi với học sinh

+Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn

+Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình

=> Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.

* Những lời nói về việc học tiếng Pháp Tâm niệm của Thầy:

“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”

=> Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu Thầy dường như kiệt sức

=> Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.

+Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc

=> Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.

Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM". Đứng im, đầu dựa vào tường

=> Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.

⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người.

-> Thầy Ha-men đã thể hiện tình yêu thế nào với học trò, với nghề, với tiếng Pháp, với đất nước Tổ quốc?

- Truyền đi những tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước ...

- Viết lên bảng dòng chữ :''NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM''

-> Thầy Ha-men gửi thông điệp như thế nào về ý nghĩa tiếng nói của dân tộc?

Câu nói của thầy Ha-men “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”. Câu nói này khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc. Còn giữ vững tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thi Hoa Bui
Xem chi tiết
Thi Hoa Bui
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Thái
Xem chi tiết
le thi minh hong
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Sói~Trăng~cute
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Châu
Xem chi tiết
Diệp Chi
Xem chi tiết