Đọc đoạn trích trong bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn" …
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...
(Nguồn:Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998)
Câu 1. Bài thơ “ Mầm non” của Võ Quảng được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Tự do
C. Năm chữ D. Sáu chữ Câu
2. Phương án nào nêu đúng nhất các yếu tố được sử dụng kết hợp trong bài thơ?
A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự
C. Biểu cảm, miêu tả D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận Câu 3.Trong các từ sau, đâu không phải là từ láy?
A. Nho nhỏ B. Róc rách
C. Hối hả D. Nằm nép
Câu 4. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở thời điểm nào?
A. Từ cuối mùa đông B. Khi mùa xuân vừa đến
C. Trước và khi mùa xuân đến D.Khi mùa xuân đã qua
Câu 5.Bài thơ viết về điều gì?
A. Sự háo hức của mầm non khi được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi vui rộn ràng
B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động
C. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân đến
D. Khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật trước và sau khi mùa xuân đến
Câu 6.Yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ?
A.Giúp người đọc hình dung cụ thể sự biến đổi rất sinh động của mầm non theo thời gian (từ khi còn nằm im lìm trong lòng đất đến khi mùa xuân đến thì bật dậy khoác áo màu xanh biếc )
B. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, tràn đầy sức sống của vạn vật khi mùa xuân về
C. Giúp người đọc hình dung cụ thể những âm thanh tươi vui rộn ràng và hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân
D. Làm cho hình ảnh mầm non trở nên gần gũi, sinh động, có hồn đang vươn lên khi mùa xuân đến
Câu 7. Theo em, hình ảnh mầm non “đứng dậy” rồi “ khoác áo màu xanh biếc” tượng trưng cho điều gì?
A. Tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên mùa xuân
B. Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cây cối khi mùa xuân về
C. Tượng trưng cho sự chuyển biến kì diệu của những mầm non
D. Tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khôi, tràn đầy sức sống của thiên nhiên mùa xuân
Câu 8. Phương án nào sau đây nêu đúng nhất tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên?
A. Ngợi ca vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tthiên nhiên
B.Yêu thiên nhiên tha thiết, đắm say
C. Sống chan hòa với thiên nhiên
D. Trân trọng, tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Câu 1: A. Lục bát
Câu 2: D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
Câu 3: C. Hối hả
Câu 4: C. Trước và khi mùa xuân đến
Câu 5: B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động
Câu 6: A. Giúp người đọc hình dung cụ thể sự biến đổi rất sinh động của mầm non theo thời gian (từ khi còn nằm im lìm trong lòng đất đến khi mùa xuân đến thì bật dậy khoác áo màu xanh biếc)
Câu 7: C. Tượng trưng cho sự chuyển biến kì diệu của những mầm non
Câu 8: B. Yêu thiên nhiên tha thiết, đắm say