Đáp án B
B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ à sai, cấu trúc di truyền ổn định thì không có sự tiến hóa.
Đáp án B
B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ à sai, cấu trúc di truyền ổn định thì không có sự tiến hóa.
Cho các đặc điểm sau:
(1) Các cá thể trong quần thể giao phối tự do, ngẫu nhiên.
(2) Thành phần KG đặc trưng, ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
(3) Duy trì sự đa dạng di truyền.
(4) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
(5) là đơn vị của quá trình tiến hóa nhỏ.
(6) là một kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú.
(7) làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
(8) làm giảm độ đa dạng về mặt di truyền.
Có mấy đặc điểm của quần thể ngẫu phối?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Ở một loài thực vật giao phấn, có hai quần thể sống ở hai bên bờ sông quần thể 1 có cấu trúc di truyền là 0,64AA:0,32Aa:0,04aa; quần thể 2 có cấu trúc di truyền: 0,49AA:0,42Aa:0,09aa. Theo chiều gió thổi, một số hạt phấn từ quần thể 2 phát tán sang quần thể 1 và cấu trúc di truyền của quần thể 2 không thay đổi. Giả sử tỷ lệ hạt phấn phát tán từ quần thể 2 sang quần thể 1 qua các thế hệ là như nhau, kích thước của 2 quần thể không đổi qua các thế hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tần số alen A trong quần thể 1 có xu hướng giảm dần qua các thế hệ
II. Tần số alen A trong quần thể 1 giữ nguyên không đổi khi kích thước quần thể 1 gấp 3 lần quần thể 2
III. Sau n thế hệ bị tạp giao thì quần thể 1 biến đổi cấu trúc di truyền giống quần thể 2
IV. Tần số alen A trong quần thể 1 sẽ tăng khi kích thước quần thể 2 nhỏ hơn rất nhiều quần thể 1
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là: P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1
Nếu không có đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?
A. 0,0625 AA + 0,375 Aa + 0,5625 aa = 1
B. 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1
C. 0, 81AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1
D. 0,54 AA + 0,42 Aa + 0,04 aa = 1
Ở thế hệ thứ nhất của một quần thể giao phối, tần số của alen A ở cá thể đực là 0,9. Qua ngẫu phối, thế hệ thứ 2 của quần thể có cấu trúc di truyền là:
P2: 0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1
Nếu không có đột biến, di nhập gen và chọn lọc tự nhiên xảy ra trong quần thể thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ nhất (P1) sẽ như thế nào?
A. 0,54 AA + 0,42 Aa + 0,04 aa = 1
B. 0,0625 AA + 0,375 Aa + 0,5625 aa = 1
C. 0, 81AA + 0,18 Aa + 0,01 aa = 1
0,5625 AA + 0,375 Aa + 0,0625 aa = 1
Trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận đúng về quần hể thực vật tự thụ phấn?
(1) Quá trình tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
(2) Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
(3) Trong quá trình tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ, tần số tương đối của các kiểu gen không thay đổi nhưng cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi.
(4) Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, khi các cá thể đồng hợp tử tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ thì luôn tạo ra các thế hệ con cháu có kiểu gen giống thế hệ ban đầu.
(5) Trong quần thể thực vật tự thụ phấn, số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn, mỗi gen có nhiều alen nên quần thể rất kém đa dạng về kiểu hình
A. 3
B.5
C.2
D.4
Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:
Thành phần kiểu gen |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
AA |
0,64 |
0,64 |
0,2 |
0,16 |
Aa |
0,32 |
0,32 |
0,4 |
0,48 |
aa |
0,04 |
0,04 |
0,4 |
0,36 |
(1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3. Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên:
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
(3) Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.
(4) Tần số các alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.
Những kết luận đúng là :
A. (2) và (4)
B. (2) và (3)
C. (3) và (4)
D. (1) và (2)
Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và ADN của tất cả các virut đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(2) Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
(3) Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
(4) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
A. (l), (4).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Từ quần thể thực vật ban đầu (P) sau một số thế hệ tự thụ phấn, ở thế hệ thứ 4 cấu trúc di truyền của quần thể có dạng 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Giả sử rằng quần thể này không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, theo lý thuyết cấu trúc di truyền của quần thể (P) ban đầu là:
A. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa
B. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa
C. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa
D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa
Trong các nhận định sau đây:
1.Intron là những cấu trúc không mang thông tin di truyền thường chỉ có mặt ở hệ gen sinh vật nhân thực
2. Trong cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn Ecoli gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế khi có mặt xúc tác lactose.
3. Hóa chất acridin có thể gây đột biến gen dạng mất, thêm một cặp nucleoit
4. Đột biến xoma được di truyền trong sinh sản hữu tính còn đột biến tiền phôi được di truyền qua sinh sản vô tính
5. Trong tái bản ADN chỉ có mạch đang được tổng hợp với mạch gốc của nó có chiều 3’ – 5’ là mạch liên tụC.
Số nhận định đúng là:
A.1
B. 4
C. 2
D. 3
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:
A. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. Tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.