Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế ở Việt Nam vì
A. Giải quyết triệt để tất cả các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
B. Đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
C. Giải quyết được yêu cầu ruộng đất của giai cấp nông dân Việt Nam.
D. Giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam.
Đáp án B
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII, khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành, độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.