Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. mã di truyền mang tính phổ biến, tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền
B. mã di truyền được đọc theo chiều 3' - 5' từ một điểm xác định trên phân tử mARN
C. mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 ribonucleotit không ngắt quãng, các bộ ba không gối lên nhau
D. mã di truyền có tính thoái hóa, có thể có hai hay nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin
Đáp án B
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
- Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
- Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.
Đặc điểm của mã di truyền
- Mã di truyền là mã bộ ba: Một bộ ba là một mã di truyền (1 codon)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin.
- Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin (trừ AUG và UGG).
- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).
- Mã di truyền có tính liên tục: Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, theo từng bộ & ba không gối lên nhau.
Trong các phát biểu trên, B sai vì mã di truyền được đọc theo chiều 5' - 3' từ một điểm xác định trên phân tử mARN.