Cùng một vật, nổi trong hai chất lỏng khác nhau (H.12.1). Hãy so sánh lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d 1 và d 2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng?
A. d 1 > d 2
B. d 1 < d 2
C. Lực đẩy Ác – si – mét trong hai trường hợp là như nhau.
D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong hai trường hợp là như nhau.
Một vật lần lượt nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình 10). Gọi lực đẩy Ác-si-mét của chất lỏng 1 tác dụng lên vật là ( F 1 ) của chất lỏng 2 tác dụng lên vật là ( F 2 ) . So sánh nào dưới đây đúng?
A. F 1 > F 2
B. F 1 < F 2
C. F 1 = F 2
D. F 1 ≥ F 2
Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật
D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ
A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. Bằng trọng lượng vật.
D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
Điều kiện để một vật là lỗi trên chất lỏng, khi
A, Trọng lượng riêng của chất lỏng bằng trọng lượng của vật
B, Trọng lượng của chất lỏng bằng trọng lượng riêng của vật
C, Khối lượng của chất lỏng bằng khối lượng riêng của vật
D, Lực đẩy ác-si-mét bằng trọng lượng của vật
Lực đẩy Ác – si –mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây?
A. vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
B. Vật lơ lửng trong chất lỏng
C. Vật nổi trên chất lỏng.
D. Cả ba trường hợp trên.
Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng hợp kim.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng nhôm nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng hợp kim.
C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng nhôm bằng lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng hợp kim.
D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng nhôm gấp 50 lần lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng hợp kim.
Trong hình 12.2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V. Trong dó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chỗ.
B. V là thể tích của cả miếng gỗ.
C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.
D. V là thể tích được gạch chéo.