Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà, lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật là F m a x = 2 N, gia tốc cực đại của vật là a m a x = 2 m/ s 2 . Khối lượng của vật là:
A. m = 2 kg
B. m = 4 kg
C. m = 1 kg
D. m = 3 kg
Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với quỹ đạo dài 16 cm, chu kì 0,5 s. Khối lượng của vật nặng là 0,4 kg (lấy π 2 = 10 ). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là
A. 5,25 N.
B. 5,12 N.
C. 2,56 N.
D. 25,6 N.
Vật nhỏ của con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương thẳng đứng với biên độ bằng 2 cm. Trong quá trình dao động, độ lớn cực đại của lực kéo về đúng bằng độ lớn cực tiểu của lực đàn hồi mà lò xo tác dụng lên vật. Cho gia tốc trọng trường g = π 2 = 10 m / s 2 . Chu kỳ dao động của con lắc bằng
A. 0,5 s
B. 0,6 s
C. 0,2 s
D. 0,4 s
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg, lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu có độ lớn 1m/s dọc theo trục lò xo. Con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10. Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 2,98N
B. 1,98N
C. 2N
D. 2,5N
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2 kg, lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu có độ lớn 1m/s dọc theo trục lò xo. Con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m / s 2 . Độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 2,98N
B. 1,98N
C. 2N
D. 2,5N
Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang trơn nhẵn với biên độ A = 10 cm, chu kì T = 0,5 s. Biết khối lượng của vật nặng m = 250 g. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật nặng có giá trị nào dưới đây?
A. 3 N
B. 2 N
C. 4 N
D. 5 N
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng 40 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t = 0, tác dụng lực F = 2 N lên vật nhỏ theo phương ngang trùng với trục của lò xo cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm t = π /3 s thì ngừng tác dụng lực F. Dao động điều hòa của con lắc sau khi không còn lực F tác dụng có tốc độ cực đại là:
A. 3 m / s
B. 2 m / s
C. 1 , 5 m / s
D. 2 m / s
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ nặng 500 g gắn với lò xo độ cứng 50 N/m đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn. Từ vị trí cân bằng truyền cho vật một vận tốc 1 m/s dọc theo trục lò xo để vật dao động điều hòa. Công suất cực đại của lực đàn hồi lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 5,0 W
B. 2,5 W
C. 1,0 W
D. 10,0 W
Con lắc lò xo gồm vật nhỏ nặng 1 kg thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, theo các phương trình: x 1 = 5 2 cos10t (cm) và x 2 = 5 2 sin10t (cm) (Gốc tọa độ trùng với vị trí cân bằng, t đo bằng giây s. Lấy gia tốc trong trường g = 10 m / s 2 ). Lực cực đại mà lò xo tác dụng lên vật là
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 25 N.
D. 0,25 N.