Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO , P2O5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước , rồi thử dung dịch tạo ra với
A Dung dịch NaOH
B Kim loại Cu
C Dung dịch HCl
D Quỳ tím
Chúc bạn học tốt
Có thể phân biệt 2 chất rắn CaO , P2O5 bằng cách hòa tan từng chất vào nước , rồi thử dung dịch tạo ra với
A Dung dịch NaOH
B Kim loại Cu
C Dung dịch HCl
D Quỳ tím
Chúc bạn học tốt
Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt và nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước dư được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụ ng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hòa tan hết 2,019g hỗn hợp gồm muối clorua của kim loại A chỉ có hóa trị 1, muối clorua của kim loại B chỉ có hóa trị 2 trong mọi hợp chất vào nước được dung dịch X. cho 50ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch X, sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được 5,74g kết tủa. lọc kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được a g muối khan,
a/ Tìm a
b/ xác định KL A,B biết rằng MB=MA+1
Hòa tan 13,2 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu,Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 300 gam dung dịch A, một chất rắn không tan và 3,36 lít khí hiđro
a. Tính nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong dung dịch A
b.Chất rắn không tan đem tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu lít khí mùi hắc ở điều kiện tiêu chuẩn.
Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đkct) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 2 : 3). Cho 600 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 46,65 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X và tìm công thức các khí trong B.
Hòa tan hòa toàn a gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl thu được dung dịch D. Thêm 179,88 gam dung dịch NaHCO3 9,34% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl dư, thu được dung dịch E. Trong dung dịch E nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của kim loại M tương ứng là 2,378% và 7,724%. Thêm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đố lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohiđric đã dùng?
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng, thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là?
Cho chất X là một loại tinh thể ngậm nước có công thức RSO4. kH2O (với R là kim loại có hoá trị không đổi). Hoà tan hoàn toàn 23,40 gam X vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau.
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 17,475 gam một chất kết tủa.
+ Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa Y đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,00 gam chất rắn.
a) Xác định công thức hoá học của chất X.
b) Tính tổng số nguyên tử của các nguyên tố có trong 31,2 gam X.
Cho 6,06 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III vào nước, thấy hỗn hợp X tan hoàn toàn tạo ra dung dịch A và 3,808 lít khí (đktc). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
– Cô cạn phần thứ nhất thu được 4,48 gam chất rắn khan.
– Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần thứ hai thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.
a. Xác định tên hai kim loại và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b. Tính giá trị V.
Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa Z n C l 2 và C u C l 2 , phản ứng hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại và một chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Tính m.
A. 0,24 gam
B. 0,48 gam
C. 0,12 gam
D. 0,72 gam