Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 mỗi cặp NST tương đồng được gọi là
A. thể ba
B. thể ba kép
C. thể bốn
D. thể tứ bội
Cơ thể mà mọi tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp tương đồng được gọi là
A. thể ba kép.
B. thể ba.
C. thể tứ bội.
D. thể bốn.
Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng chỉ thiếu 1 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là
A. thể tứ bội.
B. thể một nhiễm.
C. thể bốn nhiễm.
D. thể ba nhiễm kép.
Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp mà một tế bào
không phải là đơn bội có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
(1) Thể tam bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(2) Thể tứ bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(3) Thể không của loài lưỡng bội.
(4) Thể ba của loài lưỡng bội.
(5) Tế bào sinh dưỡng của châu chấu đực.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là
A. thể ba
B. thể tứ bội
C. thể tam bội
D. thể một
Tế bào xôma lưỡng bội bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây:
1. Thể không nhiễm 2. Thể một nhiễm 3. Thể ba nhiễm 4. Thể bốn nhiễm
Công thức nhiễm sắc thể cùa các loại tế bào theo thứ tự trên được viết tương ứng là:
A. 2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4
B. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2
C. 2n-2, 2n+1, 2n +2, 2n+4
D. 2n - 2, 2n -1, 2n + 1, 2n + 2
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 7 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VII có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng |
36 |
72 |
48 |
84 |
60 |
96 |
180 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, số thể đột biến đa bội lẻ là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở tế bào học của khẳng định trên là:
A. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
B. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả chống chịu tốt.
C. Trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
D. Trong tế bào, số NST là bội số của 4 nên bộ NST n = 10 và 4n = 40.
Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. người ta thấy NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước
B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.