Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Ánh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”.
Hãy trình bày suy nghĩ của bạn về luận điểm trên?

HELP ME !!!!!!!! THANK YOU SO MUCH

MÌNH SẼ TICK CHO TAATTS CẢ AI GỬI CÂU TRẢ LỜI VỀ

Hoàng Thiên Phúc
3 tháng 4 2016 lúc 17:42

ở trên đỉnh núi trượt chân xuống vực sâu mà là cái xấu à bạn, đấy là vô tình limdim

Vân Hằng Cao
3 tháng 4 2016 lúc 17:48

ờ chả ai ngu mà lại tự nhiên trượt chân xuồng à trừ người đang muốn tự tử !!!!!!!!!!!ngoamucche

nguyen thanh thao
3 tháng 4 2016 lúc 20:27

Bạn hãy tự liên hệ đến bạn ý

con người ta học cái tốt thì khó còn cái xấu thì dễ

VD:Bài học của thầy cô giáo dạy trên lớp rất khó hiểu.có lúc ta còn thấy chán ngắt

còn những lời nói văng tục thì ta lại thấy hay,chỉ cần nghe nói1 lần là có thể bắt chước đc ngay

 

Aries Love Virgo Love Sa...
3 tháng 4 2016 lúc 20:44

ua ban lam cai gi ma sao toan post len cac cau hoi ve Bac Ho ko vay?

De truong ban la zay ha

 

Hồng Minh Nguyễn Thị
14 tháng 4 2016 lúc 20:26

học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MINH đúng ko bạn?

mình cx chọn chủ đề này

pham manh quan
4 tháng 5 2016 lúc 14:07

Cách đây 60 năm, tháng 10/1954, đúng như câu hát của Văn Cao (viết trên chiến khu từ không chỉ một năm trước đó), “năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về, như đài hoa đón mừng đoàn quân tiến về, Hà Nội bừng tiến quân ca”. Cả dân tộc vui mừng, phấn khởi, lạc quan và tràn đầy hy vọng... Bác Hồ cũng ở trong tâm trạng ấy, nhưng là người trên “phương diện quốc gia”, điều canh cánh trong tâm trí Bác nhất vẫn là nỗi lo cán bộ. Phải làm gì để trong điều kiện sống và làm việc mới, những người cán bộ chiến sĩ cách mạng giữa đô thành phồn hoa vẫn giữ được những phẩm hạnh của “công bộc của nhân dân”?

Ngay từ ngày 5/9/1954, tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, nhân viên các cơ quan Trung ương, các đơn vị bộ đội, công an và thanh niên xung phong chuẩn bị về tiếp quản thủ đô Hà Nội do chính quyền Pháp bàn giao theo Hiệp định Geneva (1954) về đình chiến ở Đông Dương. Nếu sống quá lâu trong không khí quan liêu, không dễ hiểu được những điều căn dặn ân cần và gần gụi  của vị Chủ tịch nước đối với các viên chức. Bác Hồ trong bài nói chuyện này hiện lên như một người cha, một người anh, sâu rộng mà tỉ mỉ, nghiêm ngắn mà tình cảm... Ngày ấy, lãnh đạo, ngay cả ở cấp cao nhất, cũng rất “huynh đệ chi binh” với cấp dưới, theo đúng tinh thần: Chiến sĩ chưa ăn cơm, chỉ huy không được kêu mình đói; chiến sĩ không đủ áo mặc, chỉ huy không được kêu mình rét; chiến sĩ chưa đủ chỗ ở, chỉ huy không được kêu mình mệt...

Bác Hồ nắm rất chắc những tâm tư của các cán bộ chiến sĩ khi họ tham gia lớp học 8 chính sách, 10 điều kỷ luật trước khi trở về Hà Nội sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và đã  giành thắng lợi. Bác đã giải đáp những thắc mắc đó thật giản dị nhưng thấm thía:

“Các cô, các chú có mấy thắc mắc:

- Vào Hà Nội phải có quần áo đẹp. Như thế là không đúng. Người ta quý trọng người tốt, chứ không quý trọng vì áo quần đẹp.

- Lương bổng như thế nào. Bác có thể trả lời ngay rằng, Chính phủ sẽ đảm bảo cho các cô, các chú giữ đủ mức sống hiện nay. Tùy theo giá sinh hoạt cao hay thấp mà mức lương có thể tăng hoặc giảm, cốt giữ cho được mức sinh hoạt bình thường.

- Tương lai công tác của mình sau này thế nào. Về điểm này, Bác, Đảng và Chính phủ sẽ bảo đảm cho ai nấy đều có công việc theo năng lực của mình. Nếu làm được việc thì Đảng, Chính phủ luôn săn sóc đến, giao công tác cho. Ai mà tự kiêu, tự mãn thì sẽ thoái bộ; khi đó không trách được Đảng và Chính phủ”.

 

Hồ Chủ tịch sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954).

 

Rất rõ ràng, sòng phẳng nhưng cũng chan chứa tình cảm. Tuy nhiên, nếu Bác chỉ lo gỡ cho cấp dưới những điều thắc mắc vật chất (tất nhiên, vật chất quyết định tinh thần, theo đúng phép duy vật biện chứng!), thì hẳn chúng ta đã bị thiệt thòi biết bao nhiêu khi hình dung về một vị Cha già dân tộc mang đậm trong mình sự hiền triết rất phương Đông. Không quên những nỗi lo cơm áo của người thường, đời thường, điều Bác Hồ luôn canh cánh muốn các cán bộ, chiến sĩ trong đoàn quân cách mạng từng “thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu” (lời Quốc ca) phải khắc cốt ghi tâm lại là chuyện khác. Bác nói tiếp trong bài phát biểu đó:

“Bác bổ sung một điều đáng thắc mắc mà các cô, các chú không ai nêu ra. Đó là khuyết điểm rất to của các cô, các chú. Điểm đó là: khi về xuôi thì đạo đức và nhân cách của mình phải thế nào?”. Tôi đồ rằng, khi nghe tới đây, những người có vinh dự được Bác chỉ bảo hôm đó không thể không giật mình mà “ngộ” ra rằng, trên đời thực sự có vĩ nhân và vĩ nhân đó không ở cõi chín tầng mây mà bám rất chắc đời thường nhưng lại luôn nghĩ tới những điều cao cả. Bác Hồ là một vĩ nhân như thế và Bác luôn dạy chúng ta phải chăm lo cho tâm hồn mình, nhân cách mình chu đáo để khỏi phải sợ sau này bị cái xấu làm cho “thất thân”, làm cho không được yên lành, hạnh phúc. Nêu ra khuyết điểm của các viên chức cách mạng, mới chỉ biết thắc mắc về chế độ được hưởng nhưng chưa nghĩ tới việc “vệ sinh tâm hồn” (chữ của V.I. Lênin), Bác Hồ trong những câu tiếp theo lại thể hiện lòng khoan dung, sự động viên thích đáng:

“Các cô các chú là những người kháng chiến, đều đã được học tập, rèn luyện, được thực hiện tự phê bình và phê bình. Số người không tham gia kháng chiến, không được học tập, rèn luyện thì các cô các chú đã tiến bộ hơn rất nhiều.

Tiến bộ ở những điểm nào?

- Tác phong chịu đựng gian khổ.

- Tinh thần luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao cho.

Đảng và Chính phủ đã đào tạo cho các cô, các chú thành những người tốt, mặc dù còn nhiều khuyết điểm phải sửa chữa”.

Thái độ của Bác ở đây dường như có chút gì đó đồng điệu với điều mà sách Luận ngữ từng viết: “Trọng người giỏi mà dong người thường; khen người hay mà thương người dở”... Làm như vậy ai có thể lòng nào không thấm thía khi lĩnh hội những lời căn dặn của Bác!

Là người từng bôn ba gần khắp thế giới, muối mặn gừng cay của cuộc đời từng nếm trải nhiều, Bác Hồ hơn ai hết hiểu rõ những bả độc mà cảnh phồn hoa có thể gieo rắc trên con đường mà các “công bộc” của nhân dân đi khi rời chiến khu về với phố. Hầu như tất cả những ai lầm tưởng rằng mình có thể nuốt vào miệng những viên “kẹo bọc đường”, “mút” hết đường rồi kịp thời “nhả” đạn ra đều bị “bé cái lầm” và thường phải trả giá đắt cho thói tinh vi. Trong đời sống đạo đức, chỉ có hai cách tồn tại: hoặc là hoàn toàn sạch, hoặc là rất bẩn. Không có chỗ dành cho trạng từ “chút chút”. Bác đã diễn tả ý tưởng này một cách rất hình tượng:

“Bây giờ về xuôi thì thế nào?

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.

Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi, nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.

Ta ở rừng núi, quen tiết kiệm của công, của riêng. Đó là điều tốt. Về xuôi, Bác chỉ nói vài cái nhỏ: phở ngon, rồi thì đồng hồ, bút máy, xe đạp, v.v... Nếu không giữ được thói quen tiết kiệm thì sẽ tham ăn ngon, tham mua các thứ xa hoa. Lương không đủ thì sẽ lấy ở đâu? Lúc ấy chỉ có hai cách: một là ăn cắp của Chính phủ, hai là bị tiền mua chuộc...

Có thể có những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.

Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó hại mình mà mình không trông thấy...”.

Nghe những lời Bác căn dặn, đừng bao giờ nên nghĩ rằng Bác chủ trương một chủ nghĩa khắc khổ. Không, Bác Hồ không bao giờ chủ trương sống ép xác. Cái mà Bác muốn nhấn mạnh ở đây chỉ là nguyên lý muôn đời: phải biết sống thích ứng với năng lực, với thu nhập, với hoàn cảnh của mình, theo đúng tinh thần của bốn chữ vàng là cần, kiệm, liêm, chính! Giữa phồn hoa vẫn giữ mình trong sạch. Giữa bon chen vẫn giữ mình trung trực. Đó là điều mà Bác Hồ mong muốn các thế hệ cán bộ cách mạng phấn đấu. Ngay trong Di chúc, Bác vẫn còn nhắc nhở: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Thấm thía được những lời dạy này, chúng ta mới có thể bảo toàn được gương mặt đạo đức của mình trong những điều kiện phức tạp của cơ chế thị trường hiện nay. Và có bảo toàn được gương mặt đạo đức của mình, chúng ta mới giữ được vị trí chèo lái đưa con thuyền đất nước đi tới những bờ bến mới của độc lập, tự do, dân chủ và giàu mạnh

 
pham manh quan
4 tháng 5 2016 lúc 14:05

o trong bai thi tuoi tre hoc tap va lam theo dao duc ho chi minh dung ko bn


Các câu hỏi tương tự
Cỏ Dại
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Minh Hiếu
Xem chi tiết
nguyen ngoc nga
Xem chi tiết
vu thi lan
Xem chi tiết
nguyen lan anh
Xem chi tiết
nguyen thi kim truc
Xem chi tiết
Thành Tômm
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết