Trần Ngọc Tú

cho tam giác ABC vuông tại A , kẻ đường cao AH . gọi I và K lần lượt là hình chiếu củ điểm H trên AB và AC .

a) CM :\(HI\perp HK\)

b) CM : IA = HK

c) CM : IK = AH

d) gọi O là giao điểm của AH và IK . CM OI = OK = OA = OH 

e) nếu tam giác ABC vuông cân tại A , CM 

1) I , K lần lượt là trung điểm của AB và AC

2) IK // BC

f) gọi M là trung điểm của cạnh BC , biết AM = \(\frac{1}{2}BC\) . CM : \(AM\perp KI\)

Cô Hoàng Huyền
2 tháng 7 2018 lúc 10:13

a) Xét tứ giác AIHK có \(\widehat{AIH}+\widehat{IAK}+\widehat{AKH}=270^o\Rightarrow\widehat{IHK}=90^o\)

Vậy nên \(HI\perp HK\)

b) Do IA và HK cùng vuông góc với AC nên IA // HK

Vậy thì \(\widehat{IAH}=\widehat{KHA}\)   (So le trong)

Xét tam giác IAH và tam giác KHA có:

\(\widehat{AIH}=\widehat{HKA}=90^o\)

Cạnh AH chung

\(\widehat{IAH}=\widehat{KHA}\)   

\(\Rightarrow\Delta AIH=\Delta HKA\)     (Cạnh huyền - góc nhọn)

\(\Rightarrow IA=HK.\)

c)  Xét tam giác IAH và tam giác HKI có:

\(\widehat{AIH}=\widehat{KHI}=90^o\)

Cạnh IH chung

\(IA=HK\)   

\(\Rightarrow\Delta AIH=\Delta KHI\)     (Hai cạnh góc vuông)

\(\Rightarrow AH=IK.\)

d) Ta thấy ngay các cặp góc so le trong bằng nhau nên \(\Delta IOA=\Delta KOH\left(g-c-g\right)\Rightarrow OI=OK,OA=OH\)

Xét tam giác vuông IAH có IO là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OH = OA = OI.

Vậy nên OA = OI = OH = OK.

e) 

1. Nếu tam giác ABC cân thì AH là đường cao đồng thời trung tuyến. Vậy thì AH = BH = CH.

Xét tam giác cân BHA có HI là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến. Vậy nên I là trung điểm AB.

Hoàn toàn tương tự ta có K là trung điểm AC.

2.  Tam giác ABC vuông cân tại A nên \(\widehat{ACB}=45^o\)

IA = AB/2; AK = AC/2 mà AB = AC nên AI = AK.

Vậy thì tam giác IAK cũng vuông cân tại A.

Vậy nên \(\widehat{AKI}=45^o\) 

Từ đó ta có \(\widehat{AKI}=\widehat{ACB}=45^o\)

Chúng lại ở vị trí đồng vị nên suy ra IK // BC.

f) Ta có AM = MC nên \(\widehat{MAC}=\widehat{MCA}\)

Lại có \(\widehat{MCA}=\widehat{AHK}\)   (Cùng phụ với góc \(\widehat{KHC}\)  )

Suy ra \(\widehat{MAC}=\widehat{AHK}\)

Lại có \(\widehat{OKA}=\widehat{OHA}\)

Vậy nên \(\widehat{MAK}+\widehat{OKA}=\widehat{AHK}+\widehat{IHA}=90^o\)

Gọi J là giao điểm của AM và IK thì \(\widehat{AJK}=90^o\)  hay \(KI\perp AM\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyenduybang
Xem chi tiết
Giang Nguyễn
Xem chi tiết
Trương Kiều Ngân
Xem chi tiết
Trần Hoài Anh
Xem chi tiết
HVTC Nguyen Thi Chien
Xem chi tiết
Phan Ngọc Truyền
Xem chi tiết
Tiffany Ho
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Chi
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo Linh
Xem chi tiết