Nguyễn Thị Thủy

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Gọi D là 1 điểm thay đổi trên cạnh BC. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABD và ACD lần lượt cắt AC,AB tại E,F. Gọi K là giao điểm của BE và CF.

a) Chứng minh: Nếu O,A,D thẳng hàng thì HK // BC ?

b) Kí hiệu diện tích tam giác BKC =S .Khi D thay đổi ta luôn có \(S\le\left(\frac{BC}{2}\right)^2.tan\frac{\widehat{BAC}}{2}\) ?

b) Gọi I là tâm ngoại tiếp tam giác AEF. Chứng minh BF.BA -CE.CA = BD2 - CD2 và DI vuông góc BC ?

Nguyễn Tất Đạt
27 tháng 1 2019 lúc 15:42

A B C O D I H E F K G T G 0 L

a) Ta thấy: \(\Delta\)ABC nhận H làm trực tâm nên ^BHC + ^BAC = 1800 (1)

Ta có: ^FKE = ^BKC = 1800 - ^KBC - ^KCB = 1800 - ^EAD - ^FAD = 1800 - ^EAF => ^BKC + ^BAC = 1800 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ^BHC = ^BKC => Tứ giác BHKC nội tiếp => ^KHC = ^KBC = ^CAD

Mà AD đi qua tâm ngoại tiếp (O) của \(\Delta\)ABC, AH vuông góc BC nên dễ thấy ^CAD = ^BAH

Từ đó: ^KHC = ^BAH = ^BCH => HK // BC (2 góc so le trong bằng nhau) (đpcm).

b) Qua B kẻ đường thẳng song song với CK cắt (O) tại điểm thứ hai G.

Xét (O): ^BGC + ^BAC = 1800. Mà ^BKC + ^BAC =1800 (cmt) nên ^BGC = ^BKC

=> ^KBC = ^GCB => BK // CG => Tứ giác BKCG là hình bình hành => S = SBGC

Hạ GT vuông góc BC thì S = SBGC = GT.BC/2 < G0L.BC/2 (Với G0 là điểm chính giữa cung BC không chứa A)

Lại có: ^LBG0 = 1/2.Sđ(BC = ^BAC/2 => G0L = BL.tan^BAC/2 hay G0L = BC/2 . tan^BAC/2

Suy ra: S < BC/2 . tan^BAC/2 . BC/2 = (BC/2)2.tan^BAC/2 (đpcm).

c) +) Chứng minh BF.BA - CE.CA = BD2 - CD2 ?

Theo tính chất góc nội tiếp: ^KED = ^BED = ^BAD = ^DAF = ^DCF = ^DCK => Tứ giác DKEC nội tiếp

Tương tự: Tứ giác DKFB nội tiếp. Áp dụng phương tích đường tròn:

BF.BA - CE.CA = BD.BC - CD.CB = BC(BD-CD) = (BD+CD)(BD-CD) = BD2 - CD2 (đpcm).

+) Chứng minh: DI vuông góc với BC ?

Từ câu a ta có: ^EKF + ^EAF = 1800 => Tú giác AEKF nội tiếp => K nằm trên (AEF)

Nối I với E và F thì có: ^IFK + ^IEK = ^IKF + ^IKE = ^EKF = ^BKC

=> ^IFK + ^IEK + ^KBC + ^KCB = ^IFK + ^IEK + ^KFD + ^KED = ^IFD + ^IED = 1800 (Do DKEC;DKFB nội tiếp)

Suy ra: Tứ giác DEIF nội tiếp => ^IDF = ^IEF = ^IFE = ^IDE. Kết hợp với ^BDF = ^CDE (=^BAC)

Dẫn đến ^IDF + ^BDF = ^IDE + ^CDE => ^IDB = ^IDC => ID vuông góc BC (2 góc kề bù bằng nhau) (đpcm).

Bình luận (0)
huynh van vang
6 tháng 3 2020 lúc 11:49

i love you

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tâm Ngân
12 tháng 12 2020 lúc 13:50

Cho hỏi sương sương Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) sao cho tâm O nằm trong tam giác. Gọi M là trung điểm của cạnh AB, kẻ MK vuông góc với BC. Biết AB = 30cm, MK = 12cm, BC = 36cm. Tính bán kính đường tròn (O)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
I lay my love on you
Xem chi tiết
Bùi Hữu Vinh
Xem chi tiết
Bùi Hữu Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Thu Hien
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Kim  TAE TAE
Xem chi tiết
trần gia bảo
Xem chi tiết