Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duy Long Trần

cho tam giác ABC , có ba đường phân giác AD,BE,CF . Chứng minh tam giác abc đều khi và chỉ khi diện tích tam giác DEF = 1/4 diên tích tam giác ABC

Trần Tuấn Hoàng
29 tháng 8 2024 lúc 21:31

Lời giải ở dưới chỉ chứng minh điều kiện cần (mà cái này ai chả biết chứng minh :), mình sẽ chứng minh điều kiện đủ.

Giả sử tồn tại △ABC có 3 đường phân giác trong AD,BE,CF thoả \(S_{DEF}=\dfrac{1}{4}S_{ABC}\).

Dễ thấy D,E,F lần lượt nằm trên 3 cạnh của tam giác. Đặt \(\left(a,b,c\right)=\left(BC,CA,AB\right)\)

Theo định lí về đường phân giác, ta có: \(\dfrac{FA}{FB}=\dfrac{b}{a}\Rightarrow\dfrac{FA}{b}=\dfrac{FB}{a}=\dfrac{c}{a+b}\Rightarrow\dfrac{AF}{c}=\dfrac{b}{a+b}\). Tương tự \(\dfrac{AE}{b}=\dfrac{c}{a+c}\)

Ta có: \(S_{AEF}=\dfrac{AF}{c}.\dfrac{AE}{b}.S_{ABC}=\dfrac{bc}{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}S_{ABC}\)

Tương tự: \(\left\{{}\begin{matrix}S_{BFD}=\dfrac{ab}{\left(c+a\right)\left(c+b\right)}S_{ABC}\\S_{CDE}=\dfrac{ac}{\left(b+a\right)\left(b+c\right)}S_{ABC}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow S_{AEF}+S_{BFD}+S_{CDE}=\sum\dfrac{bc}{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}S_{ABC}=\dfrac{3}{4}S_{ABC}\Rightarrow\sum\dfrac{bc}{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}=\dfrac{3}{4}\)

Ta chứng minh rằng, \(\sum\dfrac{bc}{\left(a+b\right)\left(a+c\right)}\ge\dfrac{3}{4}\left(1\right)\), để suy ra \(a=b=c\).

Thật vậy, ta có: \(\left(1\right)\Leftrightarrow4\sum bc\left(b+c\right)\ge3\prod\left(b+c\right)\)

\(\Leftrightarrow4\sum bc\left(b+c\right)\ge3\sum bc\left(b+c\right)+6abc\)

\(\Leftrightarrow\sum bc\left(b+c\right)\ge6abc\). Đến đây dùng bất đẳng thức AM-GM cho 3 số là xong.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c, hay △ABC đều.

 

Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 8 2024 lúc 17:54

ΔABC đều

mà AD,BE,CF là các đường phân giác

nên AD,BE,CF là các đường trung tuyến

Xét ΔBAC có \(\dfrac{BD}{BC}=\dfrac{BF}{BA}\left(=\dfrac{1}{2}\right)\)

nên DF//AC

=>\(\dfrac{S_{BFD}}{S_{BAC}}=\left(\dfrac{BF}{BA}\right)^2=\dfrac{1}{4}\)

=>\(S_{BFD}=\dfrac{1}{4}\cdot S_{BAC}\)

Xét ΔCBA có \(\dfrac{CD}{CB}=\dfrac{CE}{CA}\left(=\dfrac{1}{2}\right)\)

nên DE//AB

=>ΔCDE~ΔCBA

=>\(\dfrac{S_{CDE}}{S_{CBA}}=\left(\dfrac{CD}{CB}\right)^2=\left(\dfrac{1}{2}\right)^2=\dfrac{1}{4}\)

=>\(S_{CDE}=\dfrac{1}{4}\cdot S_{CAB}\)

Xét ΔABC có \(\dfrac{AF}{AB}=\dfrac{AE}{AC}\left(=\dfrac{1}{2}\right)\)

nên FE//BC

=>ΔAFE~ΔABC

=>\(\dfrac{S_{AFE}}{S_{ABC}}=\left(\dfrac{AE}{AC}\right)^2=\left(\dfrac{1}{2}\right)^2=\dfrac{1}{4}\)

=>\(S_{AFE}=\dfrac{1}{4}\cdot S_{ABC}\)

Ta có: \(S_{AFE}+S_{BFD}+S_{CDE}+S_{FDE}=S_{ABC}\)

=>\(S_{FDE}=S_{ABC}-\dfrac{1}{4}\cdot S_{ABC}-\dfrac{1}{4}\cdot S_{ABC}-\dfrac{1}{4}\cdot S_{ABC}=\dfrac{1}{4}\cdot S_{ABC}\)


Các câu hỏi tương tự
Hòa Vũ
Xem chi tiết
Hien Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Bình Mai Quốc
Xem chi tiết
le thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Hiển
Xem chi tiết
Nanh
Xem chi tiết
Anh Quân Võ
Xem chi tiết
aaaaaaaa
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Vy
Xem chi tiết