Lê Thanh Ngọc

Cho tam giác ABC có A=80°,trực tâm H . Gọi M là điểm đối xứng với H qua BC.

a/ Chứng minh ΔBHC=ΔBMC

b/ Tính góc BMC

Nguyễn Trần Tuyết Liên
10 tháng 9 2016 lúc 16:13

a) Gọi O là giao điểm của HM và BC.

Ta có: M là điểm đối xứng của H qua BC (gt)
=> BC là đường trung trực của HM.

Ta có: BO là đường cao của tam giác BHM (BC vuông góc HM).
          BO là đường trung tuyến của tam giác BHM (HO=MO).
=> Tam giác BHM cân tại B (t/c).
=> BH = BM (t/c)
=> CM = CH (chứng minh tương tự)

Xét tam giác BHC và tam giác BMC, có:
* BC là cạnh chung (gt)
* BH = BM (cmt)
* CH = CM (cmt)
=> Tam giác BHC = Tam giác BMC (c.c.c) (đpcm).

b) Gọi F là giao điểm của đường cao BF với AC.
    Gọi G là giao điểm của đường cao CG với AB.

Xét tam giác ABF vuông tại F, có:
Góc BAC + Góc BFA + Góc ABF = 180 độ (tổng 3 góc của 1 tam giác)
80 độ + 90 độ + Góc ABF = 180 độ 
                        Góc ABF = 180 độ - 80 độ - 90 độ
                        Góc ABF = 10 độ

Xét  tam giác BGH vuông tại G, có:
Góc BGH + Góc BHG + Góc GBH = 180 độ (tổng 3 góc của 1 tam giác)
90 độ + 10 độ + Góc BHG = 180 độ 
                        Góc BHG = 180 độ - 90 độ - 10 độ
                        Góc BHG = 80 độ

Mà góc BHG = góc CHF (đối đỉnh)
Nên góc CHF = 80 độ

Ta có: góc BHC + góc CHF = 180 độ ( kề bù)
          góc BHC + 80 độ = 180 độ
                       góc BHC = 180 độ - 80 độ
                       góc BHC = 100 độ

Ta có: góc BHC = góc BMC (tam giác BHC = tam giác BMC)
Mà góc BHC = 100 độ (cmt)
Nên góc BMC = 100 độ (đpcm).

Bình luận (0)
Lê Thanh Ngọc
10 tháng 9 2016 lúc 17:04

tks bạn nha  <3 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Cíu iem
Xem chi tiết
Lê Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Công Thịnh Nguyễn
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Hoàng Huy
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
ngolinh
Xem chi tiết