Lê Tài Bảo Châu

Cho tam giác ABC cân tại A, có góc A = 30 độ, BC = 2cm. Trên cạnh AC lấy D, sao cho góc CBD = 60 độ. Tính độ dài AD

Giups

Nguyễn Tất Đạt
10 tháng 8 2019 lúc 0:10

Cách 3: (Lớp 8) Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B, dựng tam giác đều ACG.

A C B D G

Có ngay AB = AC = AG và ^BAG = ^BAC + ^CAG = 900 => \(\Delta\)BAG vuông cân tại A

Suy ra ^CBG = ^ABC - ^ABG = 300 = ^DAB      (1)

Cũng dễ thấy ^ADB = 1350; ^BCG = ^ACB + ^ACG = 1350 => ^BCG = ^ADB (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\Delta\)CGB ~ \(\Delta\)DBA (g.g). Từ đây \(\frac{AD}{BC}=\frac{AB}{BG}=\frac{1}{\sqrt{2}}\)

Vậy \(AD=\frac{BC}{\sqrt{2}}=\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\)(cm).

Nguyễn Tất Đạt
9 tháng 8 2019 lúc 23:31

B A C D E

Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa A dựng \(\Delta\)BCE vuông cân tại E

Khi đó ^EBA = ^ABC - ^EBC = 300 = ^DAB

\(\Delta\)AEC = \(\Delta\)AEB (c.c.c) => ^EAB = ^BAC/2 = 150 = ^DBA

Xét \(\Delta\)BEA và \(\Delta\)ADB có: AB chung, ^EAB = ^DBA, ^EBA = ^DAB

=> \(\Delta\)BEA = \(\Delta\)ADB (g.c.g) => AD = BE = \(\frac{BC}{\sqrt{2}}=\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\)(cm).

Nguyễn Tất Đạt
9 tháng 8 2019 lúc 23:47

Cách 2: Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B dựng \(\Delta\)ADF vuông cân tại D.

A B C D F

Có ^BDF = 3600 - 900 - ^ADB = 1350 = ^BDA. Do đó \(\Delta\)DAB = \(\Delta\)DFB (c.g.c)

=> ^ABF = 2.^ABD = 300 = ^BAC. Kết hợp với BF = AB = AC suy ra \(\Delta\)BAF = \(\Delta\)ABC (c.g.c)

=> AF = BC hay \(AD\sqrt{2}=BC=2\). Vậy nên \(AD=\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}\)(cm).

tth_new
13 tháng 8 2019 lúc 20:09

A B C D I F K

P/s: Mình chưa học sin nên mấy cái chỗ sin gì đó là mình bấm máy tính thôi nên ko chắc chắn về cả phần trình bày lẫn kết quả. 

Với cả phần vẽ đường phụ nữa.

Bài làm:

Trên BD lấy I sao cho ^BCI = 60o . Có ngay \(\Delta\)BIC đều nên CI = BC = 2 cm

Gọi giao điểm của AI và BC là F. Có ngay AF là đường trung trực đồng thời là đường phân giác. Do đó FC = 1cm và ^FAC = 15o

* Tính AC:

Ta có: \(\sin15^o=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}=\sin\widehat{FAC}=\frac{FC}{AC}=\frac{1}{AC}\)

Suy ra \(AC=\frac{4}{\sqrt{6}-\sqrt{2}}=\sqrt{6}+\sqrt{2}\) (*)

Hạ IK vuông góc với DC. Dễ thấy ^IFK = 15o. Do đó 

\(\sin15^o=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{4}=\sin\widehat{IFK}=\frac{IK}{IC}=\frac{IK}{2}\)

Suy ra \(IK=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2}\)=> KC \(=\sqrt{2+\sqrt{3}}\) (1)

Dễ thấy ^KDI = 45o . Ta có: \(\sin45^o=\frac{\sqrt{2}}{2}=\frac{IK}{DI}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2DI}\)

Suy ra \(DI=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{\sqrt{2}}\). => DK =\(\sqrt{2-\sqrt{3}}\) (2)

Cộng theo vế (1) và (2) thu được: \(DC=\sqrt{2+\sqrt{3}}+\sqrt{2-\sqrt{3}}\)

\(=\frac{\sqrt{3+2\sqrt{3}.1+1}+\sqrt{3-2\sqrt{3}.1+1}}{\sqrt{2}}\)

\(=\frac{\sqrt{3}+1+\sqrt{3}-1}{\sqrt{2}}=\sqrt{6}\)(**) 

Từ (*) và (**) ta có: \(AD=AC-DC=\sqrt{6}+\sqrt{2}-\sqrt{6}=\sqrt{2}\)

P/s: Anh Đạt xem giúp em ạ!


Các câu hỏi tương tự
Lê Tài Bảo Châu
Xem chi tiết
Nina Guthanh
Xem chi tiết
Trường Xuân
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
nguyễn thị vân
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trinh_Dung
Xem chi tiết
Pham Khanh Linh
Xem chi tiết
khúc thị xuân quỳnh
Xem chi tiết