Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hiếu ngô

Cho tam giác ABC cân tại A có AM là đường phân giác (M thuộc BC) Qua điểm M kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại N a.Chứng minh góc NAM = góc NMA bChứng minh tam giác MNC là tam giác cân c.Gọi O là giao điểm của AM và CN.Chứng minh rằng OM=1/2 OA, có hình vẽ

 

Linh Nguyễn
10 tháng 8 2022 lúc 15:30

loading...
loading...

diggory ( kẻ lạc lõng )
10 tháng 8 2022 lúc 16:12

a ) xét \(\Delta MAB\) và \(\Delta MAC\) có :

\(AB=AC\) ( \(\Delta ABC\) cân tại \(A\) )

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) ( \(AM\) là đường p/g ứng với cạnh \(BC\) của \(\Delta ABC\) )

\(AM\) chung

do đó : \(\Delta MAB=\Delta MAC\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow MB=MC\) ( 2 cạnh tương ứng )

mà \(M\) nằm giữa 2 điểm \(B\) và \(C\)

nên \(M\) là trung điểm của \(BC\)

xét \(\Delta CAB\) có : 

\(M\) là trung điểm \(BC\left(cmt\right)\)

\(M\) // \(AB\left(gt\right)\)

do đó : \(N\) là trung điểm \(AC\) ( định lí 1 đường trung bình của tam giác )

ta có : \(\Delta MAB=\Delta MAC\left(cmt\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\) ( 2 góc tương ứng )  

mà \(\widehat{MAB}+\widehat{MAC}=180^0\) ( 2 góc kb )

nên \(\widehat{MAB}=\widehat{MAC}=\dfrac{180^0}{2}=90^0\)

\(\Rightarrow\) \(AM\perp BC\)

ta có : \(\Delta AMC\) vuông tại \(M\) (\(AM\perp BC\))

mà \(MN\) là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền \(AC\) (\(N\) là trung điểm của \(AC\))

nên \(MN=\dfrac{AC}{2}\) (định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

mà \(AN=NC=\dfrac{AC}{2}\) ( \(N\) là trung điểm của \(AC\) )

nên \(MN=AN=NC\)

xét \(\Delta AMN\) có \(NA=NM\left(cmt\right)\)

nên \(\Delta AMN\) cân tại \(N\) ( định nghĩa tam giác cân )

\(\Rightarrow\widehat{NAM}=\widehat{MNA}\) ( 2 góc ở đáy )

b ) xét \(\Delta MNC\) có \(NM=NC\left(cmt\right)\)

nên \(\Delta NMC\) cân tại \(N\) ( định nghĩa tam giác cân )

c ) sửa đề : gọi \(O\) là giao điểm của \(BN\) và \(AM\)

xét \(\Delta ABC\) có :

\(BN\) là đường trung tuyến ứng với cạnh \(AC\) ( \(N\) là trung điểm của \(AC\) )

\(AM\) là đường trung tuyến ứng với cạnh \(BC\) ( \(M\) là trung điểm của \(BC\) )

\(BN\cap AM=\left\{O\right\}\)

do đó \(O\) là trọng tâm \(\Delta ABC\) ( tính chất 3 đường trung tuyến của tam giác )

\(\Rightarrow OA=\dfrac{2}{3}AM\) ( tính chất của trọng tâm trong tam giác )

ta có : \(OA+OM=AM\) ( \(O\) nằm giữa \(A\) và \(M\) )

\(\Rightarrow\dfrac{2}{3}AM+OM=AM\)

hay \(OM=AM-\dfrac{2}{3}AM=\dfrac{1}{3}AM\)

ta có : \(\dfrac{OM}{OA}=\dfrac{\dfrac{1}{3}AM}{\dfrac{2}{3}AM}=\dfrac{1}{3}:\dfrac{2}{3}=\dfrac{1}{2}\)

hay \(OM=\dfrac{1}{2}.OA\) (đpcm) 

 


Các câu hỏi tương tự
Lê Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
TÚC Nguyễn Hữu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Mai Quỳnh
Xem chi tiết
Phương Uyên Võ Ngọc
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Vũ Minh Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Trang
Xem chi tiết
Anh Tài Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Trang
Xem chi tiết