Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Nguyệt

Cho tam giác ABC, A(1;1), B(2;-3), C(-3;4). Lập phương trình đường thẳng (d) qua A sao cho: (d(B;d) + d(C;d)) Max

Nguyễn Việt Lâm
5 tháng 5 2020 lúc 16:06

A B C d H K M P

Trong trường hợp d nằm giữa 2 tia AB và AC thì ta dễ dàng chứng minh \(d\left(B;d\right)+d\left(C;d\right)\) đạt max khi d trùng đường cao kẻ từ A của tam giác ABC

Trong trường hợp này \(d\left(B;d\right)+d\left(C;d\right)=BC\)

Xét trường hợp d nằm ngoài 2 tia AC và AB

Gọi M là trung điểm BC, hạ BH, CK, MP vuông góc d

\(\Rightarrow d\left(B;d\right)+d\left(C;d\right)=BH+CK=2MP\)

Do đó tổng đạt max khi MP max khi khoảng cách từ M đến d đạt max

Mà theo định lý đường xiên - đường vuông góc thì \(MP\le MA\Rightarrow MP_{max}=MA\) khi \(AM\perp d\)

Trong trường hợp này \(d\left(B;d\right)+d\left(C;d\right)=2AM\)

Ta có: \(M\left(-\frac{1}{2};\frac{1}{2}\right)\Rightarrow\overrightarrow{MA}=\left(\frac{3}{2};\frac{1}{2}\right)\Rightarrow2AM=\sqrt{10}\)

\(\overrightarrow{CB}=\left(5;-7\right)\Rightarrow BC=\sqrt{74}\)

So sánh 2 giá trị ta thấy \(d\left(B;d\right)+d\left(C;d\right)\) đạt max trong trường hợp thứ nhất, tức là \(d\perp BC\)

Đến đây chắc vấn đề vô cùng đơn giản :D


Các câu hỏi tương tự
Hạ Băng Băng
Xem chi tiết
Kuramajiva
Xem chi tiết
An An
Xem chi tiết
NgỌc
Xem chi tiết
fghj
Xem chi tiết
Tuyết Phạm
Xem chi tiết
Tuấn Tú
Xem chi tiết
Quoc Bao
Xem chi tiết
Chí Lê Toàn Phùng
Xem chi tiết