Cho điểm S không thuộc mặt phẳng (α) có hình chiếu trên (α) là điểm H. Với điểm M bất kì trên (α) và không trùng với H, ta gọi SM là đường xiên và đoạn HM là hình chiếu của đường xiên đó.
Chứng minh rằng:
a) Hai đường xiên bằng nhau khi và chỉ khi hai hình chiếu của chúng bằng nhau;
b) Với hai đường xiên cho trước, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn và ngược lại, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một hình bình hành tâm O. Gọi M là trung điềm SB và N là điểm trên cạnh SA sao cho SN=2SA.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)
b) Tìm giao điểm H của AD với mặt phẳng (OMN), giao điểm K của BC với mặt phẳng (OMN)
c) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (OMN).
Cho một điểm S có hình chiếu H trên mặt phẳng (P). Với điểm M bất kì trong (P) ta có:
A. SM lớn hơn SH
B. SM không nhỏ hơn SH
C. SM không lớn hơn SH
D. SM nhỏ hơn SH
Cho hình chóp S. ABCD. Lấy M, N và P lần lượt là các điểm trên các đoạn SA, AB và BC sao cho chúng không trùng với trung điểm của các đoạn thẳng ấy. Tìm giao điểm ( nếu có) của mặt phẳng (MNP) với các cạnh của hình chóp.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SA,N là điểm thuộc cạnh SB sao cho SN=2NB.
a)Tìm giao điểm P của MN với mặt phẳng (ABCD)
b) Chứng minh PC // (SBD)
c) Gọi H là giao điểm cảu (NPC) với SD và G là trọng tâm của tam giác SCD. Chứng minh (NHG) // (ABCD)
Cho hai tia Ax và By vuông góc với nhau nhận AB làm đoạn vuông góc chung. Gọi M và N là hai điểm di động lần lượt trên Ax và By sao cho AM + BN = MN.
Đặt AB = 2a, gọi O là trung điểm của AB và H là hình chiếu vuông góc điểm O trên đường thẳng MN
a) Chứng minh rằng OH = a, HM = AN, HN = BN.
b) Gọi Bx' là tia song song và cùng chiều với tia Ax và K là hình chiếu vuông góc của H trên mặt phẳng (Bx'; By). Chứng minh BK là phân giác của góc ∠x'By.
C. Chứng minh điểm H nằm trên một đường tròn cố định.
Cho hình chóp S. ABCD. Lấy M, N và P lần lượt là các điểm trên các đoạn SA, AB và BC sao cho chúng không trùng với trung điểm của các đoạn thẳng ấy. Tìm giao tuyến ( nếu có) của mặt phẳng (MNP) với các mặt của hình chóp.
Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng (α) có hai cạnh AB và CD không song song với nhau. S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (α) và M là trung điểm của đoạn SC.
a) Tìm giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB).
b) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng ba đường thẳng SO, AM và BN đồng quy.
Cho tứ giác ABCD có AC và BD căt nhau tại O. Một điểm S không thuộc mp (ABCD). Trên đoạn SC lấy 1 điểm M không trùng với S và C. Giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng (ABM) là
A. giao điểm của SD và BA
B. Giao điểm của SD và AM
C. Giao điểm của SD và BK. ( K là giao điểm của SO và AM)
D. giao điểm của SD và MK ( với K là giao điểm của SO và AM)