Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2. TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp. TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây. TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3...
Đọc tiếp
Ở một loài, có 2 thứ cây thấp thuần chủng nguồn gốc khác nhau gọi là cây thấp 1 và cây thấp 2.
TN1: cho cây thấp 1 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-1 có kiểu hình cây cao. Cho F1-1 tự thụ phấn được F2-1 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp.
TN2: cho cây thấp 2 giao phấn với cây cao thuần chủng được F1-2 có kiểu hình cây cao. Cho F1-2 tự thụ phấn được F2-2 phân li theo tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây.
TN3: cho cây thấp 1 và cây thấp 2 giao phấn với nhau, thu được F1-3 toàn cây cao, cho F1-3 tự thụ, thu được F2-3 phân li theo tỷ lệ 9 cây cao : 7 cây thấp. Cho các kết luận sau:
(1) Tính trạng chiều cao thân chịu sự chi phối của quy luật tương tác bổ sung.
(2) Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 1 là Aabb.
(3) Giả sử A-B-: cao; A-bb+ aaB- + aabb: thấp thì kiểu gen của cây thấp 2 là aaBB.
(4) Trong số các cây thấp F2 thu được từ thí nghiệm 3 thì tỉ lệ cây thấp đồng hợp là 3/7.
(5) Trong số các cây cao F2 thu được từ thí nghiệm 2 thì tỉ lệ cây cao dị hợp là 2/3.
Số kết luận có nội dung đúng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4