Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ILoveMath

Cho hình hộp đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCD là hình bình hành với `AB=3,AD=4,\hat{BAD}=120^o` , AA'=` 2sqrt3`. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AA', AD,BC và `alpha ` là góc giữa 2 mặt phảng `(A'AC),(MNP)`. Tính `sin alpha`

Nguyễn Việt Lâm
2 tháng 10 2024 lúc 9:04

Gọi O là tâm đáy. Kẻ AE vuông góc NP, kẻ \(AF\perp ME\Rightarrow AF\perp\left(MNP\right)\)

ABPN là hình bình hành \(\Rightarrow\widehat{ANP}=180^0-\widehat{BAD}=60^0\)

\(\Rightarrow AE=AN.sin60^0=\sqrt{3}=AM\)\(NE=AN.cos60^0=1\)\(OE=ON-NE=\dfrac{1}{2}\)

\(\Rightarrow\Delta MAE\) vuông cân tại A \(\Rightarrow F\) đồng thời là trung điểm ME và \(AF=\dfrac{AM}{\sqrt{2}}=\dfrac{\sqrt{6}}{2}\)

Gọi H là trung điểm AE \(\Rightarrow FH=\dfrac{1}{2}AM=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\) và \(FH||AM\) (đường trung bình)

\(\Rightarrow FH\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow FH\perp BH\) (1)

Trong mp (ABCD), qua A kẻ đường thẳng vuông góc AC cắt NP kéo dài tại G

\(\Rightarrow GA\perp\left(A'AC\right)\Rightarrow\widehat{FAG}\) hoặc góc bù với nó là góc giữa (MNP) và (A'AC)

\(OA=\dfrac{1}{2}AC=\dfrac{1}{2}\sqrt{AD^2+CD^2-2AD,CD.cos60^0}=\dfrac{\sqrt{13}}{2}\)

Hai tam giác vuông AEO và GAO đồng dạng (chung góc O)

\(\Rightarrow\dfrac{AG}{AE}=\dfrac{OA}{OE}\Rightarrow AG=\dfrac{AE.OA}{OE}=\sqrt{39}\)

\(GE=\sqrt{AG^2-AE^2}=6\Rightarrow GH=\sqrt{GE^2+\left(\dfrac{AE}{2}\right)^2}=\dfrac{7\sqrt{3}}{2}\)

\(\Rightarrow GF=\sqrt{GH^2+FH^2}=\sqrt{GH^2+\left(\dfrac{AM}{2}\right)^2}=\dfrac{5\sqrt{6}}{2}\)

\(cos\widehat{FAG}=\dfrac{AF^2+AG^2-GF^2}{2AF.AG}=\dfrac{\sqrt{26}}{26}\)

\(\Rightarrow sin\widehat{FAG}=\sqrt{1-\dfrac{1}{26}}=\dfrac{5}{\sqrt{26}}\)

Nguyễn Việt Lâm
2 tháng 10 2024 lúc 9:04

loading...


Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Hoa
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Duy Khánh
Xem chi tiết