Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉

Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R . Đường thẳng (d) tiếp xúc với đường tròn (O) tại A. M và Q là hai điểm trên (d) sao cho M khác A , M khác Q , Q khác A . Các đường thẳng BM và BQ lần lượt cắt đường tròn (O) tại các điểm thứ hai là N và P . Chứng minh :

a) Tích BN.BM không đổi

b) Tứ giác MNPQ nội tiếp 

c) BĐT : BN + BP + BM + BQ > 8R

Tran Le Khanh Linh
2 tháng 8 2020 lúc 18:26

đường thằng (d) tiếp xúc với (O) tại A => D là tiếp tuyến của A

=> AM _|_ AB (tính chất tiếp tuyến) => tam giác AMB vuông A

lại có góc ANB=90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) => tam giác ANB vuông tại N

xét tam giác vuông AMB và ANB có \(\widehat{B}\)chung

=> tam giác AMB đồng dạng với tam giác ANB => \(\frac{AB}{BM}=\frac{BN}{AB}\Rightarrow AB^2=BN\cdot BM\)

mà AB=2R không đổi => AB2=4R2 không đổi => BM.BN=4R2 không đổi

b) ta có \(\widehat{AQP}=\frac{1}{2}\left(sđAB-sđAP\right)=\frac{1}{2}sđPB\)(định lý góc côc định ngoài đường tròn)

lại có \(PNB=\frac{1}{2}sđPB\)(tính chất góc nội tiếp) => \(AQP=PNB\left(=\frac{1}{2}sđPB\right)\)

hay \(\widehat{MQP}=\widehat{PNB}\)mà \(\widehat{MNP}+\widehat{PNB}=180^o\)(kề bù) => ^MQP=^MNP=1800

=> tứ giác MNPQ nội tiếp 

c) áp dụng bđt Cosi cho 2 số dương ta có:

\(BM+BN\ge2\sqrt{BM\cdot BN}=2\sqrt{4R^2}=4R\)

dấu "=" xảy ra khi BM=BN <=> M trùng với N trái với giả thiết => BM+BN >4R(1)

chứng minh tương tự ta có BP+BQ >4R (2)

từ (1) và (2) => BM+BN+BP+BQ >8R (đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn huy
Xem chi tiết
nguyen tran ky anh
Xem chi tiết
Ninh Đức Nam
Xem chi tiết
Phan Hải Đăng
Xem chi tiết
Phan Hải Đăng
Xem chi tiết
hacker
Xem chi tiết
Lê Hà Phương
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Cúc
Xem chi tiết