Cho hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Mg và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Lọc bỏ phần chất rắn không tan thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z. Chất rắn Z gồm:
A. Fe2O3; MgO; CuO.
B. MgO; FeO.
C. Fe2O3; MgO.
D. Al2O3; Fe2O3; MgO.
Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,2 mol FeO; 0,2 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong HCl dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch T và kết tủa Z. Lọc kết tủa Z nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng là:
A. 80 gam
B. 64 gam
C. 52 gam
D. 72 gam
Hòa tan hỗn hợp gôm Al, Fe và Cu bằng dd H2SO4 loăng thu được dung dịch X,Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn
A. CuO, Fe2O3
B. CuO, Al2O3, FeO
C. Al2O3, FeO
D. Fe2O3
Cho hỗn hợp chứa a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 3 cation kim loại và chất rắn B . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn chứa hai chất. Điều kiện của a so với b, c là:
A. a< 2b + c
B. c 3 < a < c 2
C. c 3 ≤ a < c
D. c 3 < a < 2 b + c
Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:2) bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Y. Nung toàn bộ Y trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là
A. 40 gam
B. 39,2 gam
C. 32 gam
D. 38,67 gam
Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc).
- Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra.Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa.
Giá trị của a là
A. 50,40
B. 50,91
C. 57,93
D. 58,20
Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc).
- Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa.
Giá trị của a là
A. 58,20.
B. 50,40.
C. 57,93.
D. 50,91.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm sắt, magie trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn T. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. T chứa:
A. FeO, MgO
B. Fe2O3, MgO
C. Fe3O4, MgO
D. Fe, Mg
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Cu tác dụng với 130 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M thu được 12,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được 0,896 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Z tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và phần trăm khối lượng của Cu trong X lần lượt là
A. 8,00; 60,87%.
B. 7,12; 20,87%.
C. 7,60; 60,87%.
D. 7,60; 20,87%.