Đáp án D
P có KG dị hợp là AaBbDd.
Khi tự thụ sẽ cho đời con có tỉ lệ các KG là:
aabbdd = 1/4.1/4.1/4 = 1/64;
AabbDd =1/2.1/4.1/2 = 1/16.
=> Số cây có KG AabbDd gấp 4 lần số cây aabbdd.
=> Số cây có KG AabbDd = 125.4 = 500.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đáp án D
P có KG dị hợp là AaBbDd.
Khi tự thụ sẽ cho đời con có tỉ lệ các KG là:
aabbdd = 1/4.1/4.1/4 = 1/64;
AabbDd =1/2.1/4.1/2 = 1/16.
=> Số cây có KG AabbDd gấp 4 lần số cây aabbdd.
=> Số cây có KG AabbDd = 125.4 = 500.
Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 125 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là:
A. 8000
B. 250
C. 1000
D. 125
Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A. 300 cây
B. 150 cây
C. 450 cây
D. 600 cây.
Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A. 300 cây.
B. 150 cây.
C. 450 cây.
D. 600 cây
Cho cặp P thuần chủng khác nhau về các cặp gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?
A. 150 cây
B. 300 cây
C. 2025 cây
D. 600 cây
Cho P thuần chủng về các cặp gen tương phản giao phấn với nhau thu được F1, sau đó cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 trong đó có 60 cây mang kiểu gen aabbdd. Tính theo lý thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là
A. 480 cây
B. 240 cây
C. 120 cây
D. 300 cây
Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
I. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
II. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
III. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho giao phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
IV. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
Có bao nhiêu cách tạo ra giống cây thuần chủng ở trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gen A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gen hoặc cả ba gen đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Hoa vàng thuần chủng được tạo ra từ hai phép lai trên chiếm 25%.
(2) Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen quy định cây hoa vàng.
(3) Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen quy định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
(4) Kiểu gen của (P) là AaBBDd.
(5) Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen.
(6) Nếu cho ba cây trên giao phấn ngẫu nhiên với nhau tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở đời sau là 41,67%.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P) , thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F 2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
(3) Ở F 2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2) và (5).
D. (2), (3) và (5).
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do vật cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng quả bầu dục thuần chủng (P) thu được F 1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F 1 tự thụ phấn thu được F 2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa vàng quả tròn chiếm tỷ lệ 16%. Biết trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) Theo lý thuyết, ở F 2 có 10 kiểu gen.
(2) Theo lý thuyết, ở F 2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ quả tròn.
(3) Theo lý thuyết, ở F 2 số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F 1 chiếm tỷ lệ 26%.
(4) Theo lý thuyết F 1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(5) Theo lý thuyết, ở F 2 số cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ quả tròn dị hợp về một cặp gen chiếm tỷ lệ 24%.
(6) Theo lý thuyết, ở F 2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ quả bầu dục.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6